Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế, phí liên quan đến bất động sản nhằm khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả?

Tôi có thắc mắc mong được hỗ trợ giải đáp. Theo tôi được biết thì trong viêc quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam hiện nay có nhiệm vụ chính là hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững. Vậy nên tôi muốn hỏi trong quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam, ngoài việc hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá thì còn nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nào không? Mong sớm được phản hồi. Xin cảm ơn.

Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững

Tại tiểu mục 2 Mục III Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định:

- Đổi mới toàn diện về phương pháp, quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch theo hướng quy hoạch đô thị phải có cách tiếp cận đa ngành, bao trùm tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; bảo đảm tính tầng bậc, liên tục, thống nhất, đầy đủ, tích hợp của hệ thống quy hoạch, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch nông thôn; phân định rõ các vùng trong nội dung quy hoạch đô thị và áp dụng các công cụ kiểm soát phát triển theo quy hoạch và kế hoạch; gắn quy hoạch đô thị với nguồn lực thực hiện. Xây dựng hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch phát triển đô thị; ứng dụng rộng rãi hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ số, nền tảng số trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.

- Tổ chức quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, vùng đô thị, nhất là quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu công cộng, quy hoạch quản lý sử dụng không gian nối, không gian ngầm và hệ thống công trình ngầm đô thị phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo đảm quốc phòng, an ninh; gắn kết chặt chẽ giữa công tác lập quy hoạch, phát triển đô thị với nhiệm vụ lập quy hoạch và quản lý, bảo vệ các khu quân sự và địa hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

- Bảo đảm phân loại đất đô thị gắn với quy hoạch đô thị và mục đích sử dụng đất: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị được phê duyệt và quy hoạch hạ tầng; kiểm soát chặt chẽ quy trình chuyển đổi đất nông thôn thành đất đô thị theo quy hoạch và chương trình phát triển đô thị.

- Tập trung ưu tiên thực hiện mục tiêu về phát triển đô thị theo quy hoạch trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương.

- Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và người dân trong tham gia phản biện việc lập và giám sát việc thực hiện quy hoạch đô thị.

phát triển đô thị

Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế, phí liên quan đến bất động sản nhằm khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả?

Tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới

Tại tiểu mục 3 Mục III Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định việc tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới cụ thể là:

- Xây dựng các chiến lược, quy hoạch về phát triển đô thị quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị trung tâm vùng trở thành các đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị.

- Xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, chương trình quốc gia về phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và nâng cấp đô thị; xây dựng và phát triển các đô thị thông minh; xây dựng nông thôn mới phù hợp với định hướng đô thị hoá.

- Rà soát và triển khai đồng bộ các chương trình cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị. Tổng kết, đánh giá mô hình ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý vùng đô thị phù hợp cho giai đoạn mới.

Đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu

Tiểu mục 4 Mục III Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định việc đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu cụ thể như sau:

- Bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp

- Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đến năm 2030. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và kỹ thuật diện rộng, hạ tầng số. Khuyến khích sử dụng vật liệu xanh, xây dựng và phát triển hạ tầng xanh, công trình xanh, tiêu thụ năng lượng xanh tại đô thị.

- Xây dựng, thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng số đồng bộ tại các đô thị tương đương với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; tích hợp hệ thống đo lường, cảm biến, các hệ thống dữ liệu, khai thác hiệu quả các nền tảng và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu tại đô thị; thúc đẩy mô hình quản lý thông minh trong vận hành, quản lý và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Nâng cấp, cải tạo, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội hiện đại tại đô thị và mạng lưới cung cấp dịch vụ hạ tầng xã hội.

Xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị

Theo quy định tại tiểu mục 5 Mục III Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định:

- Tổng kết việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và các cơ chế, chính sách riêng, có tính đặc thù đối với một số địa phương để làm căn cứ sớm hoàn thiện thể chế về chính quyền đô thị.

- Thực hiện phân cấp và trao quyền mạnh mẽ cho các địa phương trong quản lý đô thị.

- Xây dựng văn hoá và lối sống đô thị văn minh.

- Bảo đảm quyền tự do cư trú của người dân và xoá bỏ mọi rào cản đối với dịch chuyển lao động.

- Ưu tiên nguồn lực phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản tại đô thị, nhất là dịch vụ giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ.

- Xây dựng và hoàn thiện các mô hình bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quản lý đô thị phù hợp với yêu cầu thực tiễn, chú trọng ứng dụng công nghệ số trong quá trình thực hiện.

- Tăng cường các biện pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị, giảm thiểu nhanh ô nhiễm bụi, tiếng ồn; xây dựng đồng bộ hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường tại các đô thị; chú trọng xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị; cải thiện căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường và vệ sinh môi trường ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu nhà ở của người thu nhập thấp trong các đô thị.

- Tăng cường hợp tác quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng và đô thị.

Phát triển kinh tế khu vực đô thị; đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị

Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục III Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định:

- Triển khai các chương trình, đề án tái thiết đô thị hiệu quả đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển kinh tế khu vực đô thị; khai thác hiệu quả và bền vững các công trình văn hóa, lịch sử, các không gian công cộng như vỉa hè trong phát triển kinh tế khu vực đô thị.

- Phát triển kinh tế dịch vụ, các ngành công nghiệp chế tạo tiên tiến và có tính chiến lược, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, kinh tế du lịch, thể thao... tại các đô thị đặc biệt và các đô thị lớn; phát triển kinh tế gắn với chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp nông thôn và phát triển dịch vụ xã hội tại các đô thị nhỏ.

- Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế, phí liên quan đến bất động sản nhằm khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả.

- Tháo gỡ các vướng mắc về chính sách tạo động lực để huy động vốn đầu tư cho vùng Hà Nội và vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính, ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị lớn.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Bất động sản TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BẤT ĐỘNG SẢN
Phát triển đô thị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa bất động sản được phản ánh vào Tài khoản 1567 là những loại nào? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 1567 ra sao?
Pháp luật
Điều kiện để bất động sản là công trình đang xây dựng và chưa được nghiệm thu được đưa vào kinh doanh là gì?
Pháp luật
Đất bị vây bọc bởi nhiều thửa đất của người khác và không có lối đi thì giải quyết thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực khi nào trong trường hợp bất động sản tặng cho không phải đăng ký quyền sở hữu?
Pháp luật
Bất động sản chủ sở hữu sử dụng không phải là bất động sản đầu tư theo Chuẩn mực kế toán số 03 gồm những loại nào?
Pháp luật
Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo quy định pháp luật của nước nào?
Pháp luật
Ví dụ về bất động sản đầu tư? Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thỏa mãn những điều kiện gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về kết quả hoạt động quản lý bất động sản mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng dịch vụ quản lý bất động sản có bắt buộc công chứng không? Hợp đồng gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được quyền yêu cầu thế chấp bất động sản khi khách hàng mua hàng hóa nợ tiền hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bất động sản
989 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bất động sản Phát triển đô thị
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào