Đất bị vây bọc bởi nhiều thửa đất của người khác và không có lối đi thì giải quyết thế nào?

Đất bị vây bọc bởi nhiều thửa đất của người khác và không có lối đi thì giải quyết thế nào?

Đất bị vây bọc bởi nhiều thửa đất của người khác và không có lối đi thì giải quyết thế nào?

Căn cứ tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua khi có đất bị vây bọc bởi các thửa đất của người khác như sau:

Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Bên cạnh đó, tại Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 giải đáp vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự có hướng dẫn như sau:

Trường hợp bất động sản bị vây bọc bởi nhiều bất động sản khác và không có lối đi trong khi BLDS chỉ quy định quyền về lối đi đối với bất động sản “liền kề” thì giải quyết thế nào? (VKS Bà Rịa - Vũng Tàu)
Trả lời:
Khoản 1 Điều 254 BLDS năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất...”.
Do vậy, trường hợp này “bất động sản liền kề” không chỉ được hiểu là bất động sản ngay cạnh, sát cạnh mà còn được hiểu là các bất động sản vây bọc và việc mở lối đi bắt buộc phải đi qua các bất động sản này.

Theo đó, đất bị vây bọc bởi nhiều thửa đất của người khác và không có lối đi, việc mở lối đi bắt buộc phải đi qua các thửa đất này thì người có đất bị vây bọc được quyền yêu cầu những người có đất vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Đất bị vây bọc bởi nhiều thửa đất của người khác và không có lối đi thì giải quyết thế nào?

Đất bị vây bọc bởi nhiều thửa đất của người khác và không có lối đi thì giải quyết thế nào?

Quyền đối với bất động sản liền kề là gì? Có những quyền đối với bất động sản liền kề nào?

Căn cứ Mục I Chương XIV Bộ luật Dân sự 2015 quy định Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

Cụ thể, ngoài quyền về lối đi qua nêu trên còn có các quyền khác đối với bất động sản liền kề, bao gồm:

- Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề:

+ Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

+ Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.

- Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác:

+ Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu;

+ Người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó;

+ Nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.

- Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề:

Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề là gì?

Căn cứ tại Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề là theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.

- Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.

- Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Bất động sản TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BẤT ĐỘNG SẢN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa bất động sản được phản ánh vào Tài khoản 1567 là những loại nào? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 1567 ra sao?
Pháp luật
Điều kiện để bất động sản là công trình đang xây dựng và chưa được nghiệm thu được đưa vào kinh doanh là gì?
Pháp luật
Đất bị vây bọc bởi nhiều thửa đất của người khác và không có lối đi thì giải quyết thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực khi nào trong trường hợp bất động sản tặng cho không phải đăng ký quyền sở hữu?
Pháp luật
Bất động sản chủ sở hữu sử dụng không phải là bất động sản đầu tư theo Chuẩn mực kế toán số 03 gồm những loại nào?
Pháp luật
Người nước ngoài có bất động sản tại Việt Nam mất thì chia thừa kế theo quy định pháp luật của nước nào?
Pháp luật
Ví dụ về bất động sản đầu tư? Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thỏa mãn những điều kiện gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về kết quả hoạt động quản lý bất động sản mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng dịch vụ quản lý bất động sản có bắt buộc công chứng không? Hợp đồng gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được quyền yêu cầu thế chấp bất động sản khi khách hàng mua hàng hóa nợ tiền hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bất động sản
354 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bất động sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào