Nghị quyết 115/NQ-CP 2023 họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2023? Thống nhất 5 chính sách sửa Luật Thuế GTGT?
Nghị quyết 115/NQ-CP 2023 họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2023?
Ngày 28/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2023.
Theo chương trình phiên họp, Chính phủ sẽ thảo luận, xem xét 8 nội dung gồm:
(1) Đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người;
(2) Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
(3) Đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi);
(4) Đề nghị xây dựng Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi);
(5) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
(6) Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư các công trình giao thông đường bộ;
(7) Báo cáo, đề xuất việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu;
(8) Báo cáo, đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế.
Nghị quyết 115/NQ-CP 2023 họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2023? Thống nhất 5 chính sách sửa Luật Thuế GTGT?
Thống nhất 5 chính sách khi sửa Luật Thuế GTGT?
Theo Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023, tại phiên họp này, Chính phủ cơ bản thống nhất với 05 nhóm chính sách, gồm:
- Hoàn thiện các quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng;
- Hoàn thiện các quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng;
- Hoàn thiện các quy định về thuế suất thuế giá trị gia tăng;
- Hoàn thiện các quy định về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào;
- Hoàn thiện các quy định về hoàn thuế GTGT.
Đồng thời Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ với các yêu cầu sau:
- Nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn với mở rộng cơ sở thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, bảo đảm minh bạch, công bằng, góp phần thiết lập môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.
- Nghiên cứu hoàn thiện các chính sách về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng để thu hẹp hơn nữa phạm vi áp dụng nhằm bảo đảm tính liên hoàn của sắc thuế này, tránh tạo ra kẽ hở để người nộp thuế lợi dụng gian lận, trốn thuế.
Đối với một số giải pháp sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (như ban hành Danh mục về sản phẩm tài nguyên, khoáng sản xuất khẩu; tỷ lệ nguồn vốn khác trong hoạt động duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân; hàng hóa nhập khẩu để ủng hộ, tài trợ; dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích...) cần bổ sung cơ sở thuyết phục; giải pháp đề xuất bảo đảm minh bạch, khả thi, quản lý thu thuế được chặt chẽ.
- Nghiên cứu hoàn thiện các chính sách về giá tính thuế và khấu trừ thuế giá trị gia tăng (như giá đất được trừ, định mức đối với chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt...) trên cơ sở đánh giá sự phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý, thống nhất với các luật chuyên ngành liên quan, bảo đảm tính ổn định của Luật.
- Nghiên cứu hoàn thiện chính sách về thuế suất thuế GTGT theo hướng giữ mức thuế suất theo quy định hiện hành; tiếp tục nghiên cứu thu hẹp nhóm hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 5% nhằm bảo đảm bình đẳng giữa các hoạt động kinh doanh, minh bạch;
Quy định cụ thể các trường hợp dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
- Nghiên cứu chính sách hoàn thuế GTGT để có đề xuất giải pháp phù hợp, bảo đảm nguyên tắc xử lý thống nhất về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, phù hợp với pháp luật có liên quan (như quy định về hoạt động tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư...);
Tiếp tục rà soát quy định về hoàn thuế tại Luật Thuế giá trị gia tăng cùng với rà soát quy định về thủ tục, hồ sơ hoàn thuế tại pháp luật về quản lý thuế, trường hợp cần thiết, kịp thời có giải pháp sửa đổi pháp luật về quản lý thuế phù hợp, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, rõ ràng về trách nhiệm và xử lý vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Sẽ trình Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi tại kỳ họp thứ 8?
Theo Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2023 về phiên họp chuyên đề xây dựng tháng 7/2023.
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Thuế giá trị gia tăng, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 15/8/2023 để tổng hợp vào Đề nghị của Chính phủ bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Đồng thời, giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trước ngày 25/8/2023 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Đề nghị của Chính phủ bổ sung Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 nêu trên theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc xây dựng Luật Thuế giá trị gia tăng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?