Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội xác định bao nhiêu quan điểm? Mục tiêu đến năm 2025 được đề ra là gì?
Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội xác định bao nhiêu quan điểm?
Căn cứ theo Mục I Phần II Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 quy định 06 quan điểm trong việc phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như sau:
(1) Phát triển công nghiệp văn hóa được đặt trong tổng thể và dựa trên nền tảng phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng; là điều kiện để phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định phát triển bền vững Thủ đô; là một ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng GRDP, đem lại nhiều việc làm và thu nhập, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thủ đô.
(2) Phát triển công nghiệp văn hóa trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến;
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Hà Nội trở thành "Thành phố sáng tạo", quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới.
(3) Phát triển công nghiệp văn hóa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội trên tinh thần “đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững”;
Đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong định hướng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước trong việc tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò động lực, là chủ thể sáng tạo của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và Nhân dân tham gia phát triển công nghiệp văn hóa.
(4) Quá trình phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với hoàn thiện thị trường văn hóa, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy cao nhất lợi thế của Thủ đô;
Đảm bào tính đồng bộ, hiệu quả liên kết giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phổ biến và tiêu dùng; tạo nên những sản phẩm văn hóa mới đặc sắc, hình thành liên kết chuỗi góp phần gia tăng giá trị, sức cạnh tranh, thúc đẩy thị trường xuất khẩu, phát triển và định vị thương hiệu sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô ở trong nước, khu vực và trên thế giới; tạo ra cơ hội cống hiến, khả năng tiếp cận, thụ hưởng quá trình sáng tạo văn hóa gắn với phát triển văn hóa sáng tạo, định hướng thị hiếu và nâng cao văn hóa thẩm mỹ cho người dân, cộng đồng xã hội.
(5) Đảm bảo kết cấu hạ tầng, tạo lập môi trường và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cho các ngành công nghiệp văn hóa phát triển. Tận dụng hiệu quả cơ hội từ hội nhập quốc tế, thành tựu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4.0).
Vận dụng thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống của Thủ đô, đồng thời kiến tạo các công trình, lĩnh vực văn hóa mới, hấp dẫn, có giá trị tốt đẹp, đáp ứng các nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, vừa thu hút du khách, nguồn lực từ quốc tế, vừa góp phần lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.
Phối hợp và phát huy có hiệu quả các thiết chế, nguồn nhân lực của các cơ quan Trung ương, tổ chức quốc tế trên địa bàn Thủ đô. Thông qua phát triển công nghiệp văn hóa góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế về văn hóa.
(6) Hoàn thiện quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa để huy động, đầu tư, khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô vừa bao trùm, đặc sắc, vừa bền vững, hiện đại.
Kịp thời nắm bắt, đánh giá thị trường gắn với đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, điều chỉnh chính sách và cơ cấu các ngành công nghiệp văn hóa phù hợp trong lộ trình phát triển. Chú trọng thực thi hiệu quả công tác bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
TẢI VỀ Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội.
Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội xác định bao nhiêu quan điểm? Mục tiêu đến năm 2025 được đề ra là gì? (Hình từ Internet)
Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội đề ra mục tiêu đến năm 2025 ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần III Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu đến năm 2025 như sau:
- Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
- Hoàn thành rà soát, tích hợp quy hoạch phát triển công nghiệp văn hóa vào Quy hoạch Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050;
- Cải thiện hạ tang lương đối đồng bộ, hiện đại, ƯU tiên bố trí quỹ đất theo quy hoạch phân khu 2 bên bờ sông Hồng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn với phát triển du lịch;
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống chỉ tiêu thống kê, triển khai số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu số đảm bảo cho phát triển công nghiệp văn hóa có tính liên thông và chuyên nghiệp;
- Đầu tư, phát triển sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao, đa dạng, độc đáo, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá Hà Nội; đầu tư, tôn tạo hệ thống các thiết chế văn hóa, các di tích Quốc gia, di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long...;
- Giữ vững và phát triển thương hiệu Thủ đô ngàn năm văn hiến, “Thành phố vì hòa bình”, "Thành phố sáng tạo". Phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP của Thành phố.
Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp văn hóa có sẵn lợi thế như: Du lịch văn hóa, Thủ công mỹ nghệ, Nghệ thuật biểu diễn, Thiết kế, Ẩm thực, Phần mềm và trò chơi giải trí. Đồng thời, quan tâm phát triển các ngành: Quảng cáo, Kiến trúc, Điện Ảnh; Truyền hình và Phát thanh; Xuất bản; Thời trang ...
Nhiệm vụ, giải pháp về tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô được nêu trong Nghị quyết nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phần III Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 đã nêu 08 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một trong 08 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu ra trong đó có nội dung nhiệm vụ tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô; xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" như sau:
- Tập trung quán triệt, tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân Thủ đô và cả nước về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, anh hùng, trung tâm đầu não chính trị - hành chính của quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế và hội nhập quốc tế.
- Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, ngàn năm văn hiến, anh hùng, hoà bình, hữu nghị, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?