Nghị định 65/2022/NĐ-CP: Sửa quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong và ngoài nước thế nào?
Nghị định 65/2022/NĐ-CP đã bãi bỏ định nghĩa về Tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu?
Theo như quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã đưa ra định nghĩa về tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu như sau:
- Tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu là Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc tổ chức là thành viên lưu ký của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện dịch vụ đăng ký, lưu ký trái phiếu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo Điều 2 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Bãi bỏ khoản 7 Điều 4 của Nghị định 153/2020/NĐ-CP
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP thì đã bãi bỏ định nghĩa về tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu.
Tuy nhiên, việc đăng ký, lưu ký trái phiếu vẫn sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP
Thu tiền mua trái phiếu đã chào bán theo Nghị định 153/2022/NĐ-CP trước ngày 16/10/2022?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Các đợt chào bán trái phiếu trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành đã gửi nội dung công bố thông tin trước đợt chào bán cho Sở giao dịch chứng khoản thì tiếp tục phân phối trái phiếu theo quy định tại Nghị định số 153/2020/NĐ và phải kết thúc việc phân phối trái phiếu, thu tiền mua trái phiếu từ nhà đầu tư trong vòng 30 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Việc thực | hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin, đăng ký, lưu ký và giao dịch trái phiếu thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Theo như quy định trên thì các đợt chào bán trái phiếu trước khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực mà đã gửi nội dung công bố thông tin trước đợt cháo bán cho Sở Giao dịch chứng khoán thì tiếp tục thực hiện theo Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
Theo đó, việc kết thúc phân phối trái phiếu và thu tiền mua trái phiếu phải được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Nghị định 65/2022/NĐ-CP thì Nghị định 65/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 16/9/2022. Dó đó, việc phân phối trái phiếu và thu tiền mua trái phiếu đã chào bán trước đó phải kết thúc trước ngày 16/10/2022
Đã có Nghị định 65/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi quy định về cháo bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong và ngoài nước? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực và còn dư nợ thì xử lý thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
3. Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành và còn dư nợ đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi | hành:
a) Thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành.
c) Về giao dịch trái phiếu:
- Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trước khi Nghị định số 153/2000/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và còn dư nợ thi tiếp tục lưu ký, giao dịch trái phiếu theo phương án phát hành trái phiếu đã được phê duyệt, chấp thuận. Tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu có trách nhiệm tiếp tục thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP cho đến khi trái phiếu đáo hạn.
- Đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành theo quy định tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP và còn dư nợ thì thực hiện đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch theo quy định tại Nghị định này. Về đối tượng giao dịch, các trái phiếu này được giao dịch giữa các nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu trước khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực và còn dư nợ thời điểm Nghị đinh 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực sẽ được xử lý theo nội dung quy định trên.
Sửa đổi quy định về trái phiếu có bảo đảm?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã định về trái phiếu có bảo đảm hiện nay như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. “Trái phiếu có bảo đảm” là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, định nghĩa về trái phiếu có bảo đảm trong thời gian tới sẽ có sự thay đổi. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP nhur sau:
1, Sửa đổi khoản 4 Điều 4 như sau:
4. “Trái phiếu có bảo đảm” là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính ở nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế theo quy định của pháp luật.”
Theo như quy định trên thì định nghĩa về trái phiếu có bảo đảm trong thời gian tới đã được làm rõ hơn về quy định về bảo lãnh thanh toán.
Cụ thể, theo Nghị Định 65/2022/NĐ-CP đã quy định rõ nhưng tổ chức sẽ thực hiện bảo lãnh thanh toán là tổ chức tín dụng, chí nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính ở nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế.
Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/9/2022.
Xem thêm:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?