Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra áp dụng từ ngày 15/8/2023 có nội dung như thế nào?
Đã có Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra đúng không?
Ngày 30/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Theo đó, Nghị định áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
- Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, Thủ trưởng các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra;
- Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập và người làm công tác thanh tra nội bộ.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra áp dụng từ ngày 15/8/2023 có nội dung như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung chính của Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra là gì?
Nghị định 43/2023/NĐ-CP được xây dựng với 10 Chương và 70 Điều luật quy định chi tiết một số điều của Luật Thanh tra và biện pháp thi hành Luật Thanh tra.
Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 1 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Thanh tra, bao gồm:
a) Điều 38 về Thanh tra viên;
b) Điều 56 về thanh tra lại;
c) Điều 60 về Đoàn thanh tra;
d) Điều 79 về công khai kết luận thanh tra;
đ) Điều 87 về trưng cầu giám định;
e) Điều 90 về yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra;
g) Điều 91 về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra;
h) Khoản 4 Điều 96 về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra và kiến nghị, phản ánh về hoạt động thanh tra;
i) Điều 105 về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; k) Khoản 3 Điều 106 về xử lý vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra.
2. Các biện pháp thi hành Luật Thanh tra, bao gồm: thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên; trang phục, thẻ thanh tra; chế độ, chính sách, phụ cấp và chế độ đặc thù đối với Thanh tra viên; tổ chức và hoạt động thanh tra nội bộ.
Như vậy, Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra có các nội dung chính theo quy định nêu trên.
Việc xét nâng ngạch Thanh tra viên theo Nghị định 43 được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Xét nâng ngạch Thanh tra viên
1. Thanh tra viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điều 39, 40 và 41 của Luật Thanh tra thì được xét nâng ngạch trong các trường hợp sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Yêu cầu về thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức như sau:
a) Đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên lên ngạch Thanh tra viên chính: được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
b) Đối với nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên chính lên ngạch Thanh tra viên cao cấp: được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
3. Căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan sử dụng Thanh tra viên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan sử dụng Thanh tra viên báo cáo cơ quan quản lý xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc xét nâng ngạch ngay sau khi Thanh tra viên đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, việc xét nâng ngạch thanh tra viên được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Theo đó, thanh tra viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được xét nâng ngạch trong các trường hợp sau đây:
- Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
- Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra có hiệu lực từ ngày nào?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
Như vậy, Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra chính thức được áp dụng kể từ ngày 15/8/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?