Nghị định 138/2024 lập dự toán, quản lý chi mua sắm tài sản, trang thiết bị dự án đã đầu tư xây dựng thế nào?

Nghị định 138/2024 lập dự toán, quản lý chi mua sắm tài sản, trang thiết bị dự án đã đầu tư xây dựng thế nào?

Nghị định 138/2024/NĐ-CP lập dự toán, quản lý chi mua sắm tài sản, trang thiết bị dự án đã đầu tư xây dựng thế nào?

Ngày 24/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 138/2024/NĐ-CP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Theo đó, Tại Điều 12 Nghị định 138/2024/NĐ-CP quy định:

- Nghị định 138/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/10/2024.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm toàn diện về hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ, về lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 138/2024/NĐ-CP đảm bảo đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân thuộc các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện có vi phạm trong quá trình thực hiện theo quy định tại Nghị định 138/2024/NĐ-CP.

- Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định 138/2024/NĐ-CP.

Nghị định 138/2024 lập dự toán, quản lý chi mua sắm tài sản, trang thiết bị dự án đã đầu tư xây dựng thế nào?

Nghị định 138/2024 lập dự toán, quản lý chi mua sắm tài sản, trang thiết bị dự án đã đầu tư xây dựng thế nào? (Hình từ internet)

Phạm vi áp dụng Nghị định 138/2024/NĐ-CP là gì?

Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 138/2024/NĐ-CP quy định phạm vi áp dụng như sau:

- Nghị định này quy định việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 để thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm:

+ Mua sắm tài sản, trang thiết bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

+ Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

- Nghị định 138/2024/NĐ-CP không điều chỉnh đối với các nội dung:

- Nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản, trang thiết bị trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh được thực hiện theo quy định tại Nghị định 165/2016/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh (Nghị định 165/2016/NĐ-CP) và Nghị định 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 165/2016/NĐ-CP.

+ Nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản, trang thiết bị đột xuất để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói, phục vụ nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng làm hư hỏng cơ sở vật chất được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai 2013Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều.

+ Nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản, trang thiết bị đối với Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định 117/2017/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại.

+ Nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

- Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng sử dụng kinh phí chi thường xuyên trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác (nếu có, ngoài quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 138/2024/NĐ-CP): Các cơ quan, đơn vị áp dụng quy định tại Nghị định này về trình tự, thủ tục lập dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí chi thường xuyên và thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan để tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định.

Đối tượng áp dụng Nghị định 138/2024/NĐ-CP là ai?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 138/2024/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng gồm:

- Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

- Các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 138/2024/NĐ-CP, sau đây được gọi chung là cơ quan, đơn vị.

Tài sản công Tải trọn bộ quy định hiện hành liên quan đến Tài sản công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công theo Quy định 189 áp dụng từ 8 10?
Pháp luật
Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản công đối với nhà đất không dùng để ở áp dụng từ ngày 15/10/2024?
Pháp luật
Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 như thế nào?
Pháp luật
Ban hành Quy định 189 về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công?
Pháp luật
Nghị định 138/2024 lập dự toán, quản lý chi mua sắm tài sản, trang thiết bị dự án đã đầu tư xây dựng thế nào?
Pháp luật
Tính tiền thanh toán bồi thường phần diện tích thuộc tài sản công trong phạm vi dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như nào?
Pháp luật
Mẫu Quy chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp? Nội dung chủ yếu của Quy chế quản lý tài sản công?
Pháp luật
Sau hai lần bán đấu giá tài sản công không thành thì cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công đúng không?
Pháp luật
Tài sản công tại cơ quan nhà nước khi bị thu hồi có thể điều chuyển hay không? Nếu có thì hồ sơ, thủ tục thực hiện điều chuyển tài sản công như thế nào?
Pháp luật
Tài sản công của cơ quan nhà nước được thanh lý theo hình thức nào? Việc thanh lý tài sản công có thể thực hiện theo hình thức niêm yết giá không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản công
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
324 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản công

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản công

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào