Nghị định 08 cho phép sửa đổi kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp tối đa không quá 02 năm? Kéo dài thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán?
06 nội dung trọng tâm trong Nghị định 08/2023/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 05/3/2023 về sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Theo đó, 06 nội dung trọng tâm tại Nghị định 08/2023/NĐ-CP gồm:
(1) Có thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác
(2) Cho phép doanh nghiệp được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu
(3) Doanh nghiệp được kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa không quá 2 năm
(4) Ngưng hiệu lực quy định về thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành đến hết ngày 31/12/2023
(5) Ngưng hiệu lực quy định về việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân đến hết ngày 31/12/2023.
(6) Ngưng hiệu lực quy định về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu đến hết ngày 31/12/2023.
Nghị định 08 cho phép sửa đổi kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp tối đa không quá 02 năm? Kéo dài thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán?
Nghị định 08 cho phép sửa đổi thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán đúng không?
Tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP và khoản 8 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 153/2020/NĐ-CP và điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 153/2020/NĐ-CP như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP như sau:
...
7. Sửa đổi khoản 2 Điều 10 như sau:
“2. Thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán. Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 06 tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên.”
8. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 11 như sau:
“c) Doanh nghiệp tổ chức chào bán trái phiếu theo các phương thức quy định tại Điều 14 Nghị định này. Doanh nghiệp phải hoàn thành việc phân phối trái phiếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.”
Theo đó, thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán. Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 06 tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên.
Đồng thời, Doanh nghiệp phải hoàn thành việc phân phối trái phiếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 08/2023/NĐ-CP nêu rõ hoãn thực hiện quy định về thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán trên. Thời gian hoãn thực hiện quy định này là đến hết ngày 31/12/2023.
Như vậy, trong năm 2023, thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 153/2020/NĐ-CP và điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, cụ thể:
- Thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán. Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên.
- Doanh nghiệp tổ chức chào bán trái phiếu theo các phương thức quy định tại Điều 14 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp phải hoàn thành việc phân phối trái phiếu trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.
Lưu ý: Từ ngày 01/01/2024, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP, giảm thời gian phân phối từng đợt xuống còn 30 ngày.
Được kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa không quá 02 năm đúng không?
Đây cũng là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định 08/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 05/03/2023 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng huy động vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ.
Cụ thể, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
3. Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành và còn dư nợ đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
b) Doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành.
...
Theo đó, đối với trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trước khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và còn dư nợ thì doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành.
Tuy nhiên, để hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng huy động vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ, Điều 2 Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 65/2022/NĐ-CP, như sau:
Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (sau đây gọi là Nghị định số 65/2022/NĐ-CP) như sau:
"b) Việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này.
- Trường hợp kéo dài kỳ hạn của trái phiếu thì thời gian tối đa không quá 02 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư.
- Đối với người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Trường hợp có người sở hữu trái phiếu không chấp thuận phương án đàm phán thì doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu theo phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư (kể cả trường hợp việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu trở lên chấp thuận)."
Như vậy, quy định mới cho phép các trái phiếu đã phát hành trước đây còn dư nợ thì được gia hạn; thời gian gia hạn tối đa là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?