Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày, tháng, năm nào? Khái quát truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam?
Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày, tháng, năm nào? Khái quát truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam?
(1) Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày, tháng, năm nào?
Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 7 tháng 9 năm 1945.
(2) Khái quát truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Khái quát truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là Cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương. (khoản 1 Điều 9 Thông tư 99/2019/TT-BQP)
Khái quát truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
“Trung thành, mưu lược, tận tụy, sáng tạo, đoàn kết, hiệp đồng, quyết chiến, quyết thắng”
Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày, tháng, năm nào? Khái quát truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam? (Hình từ Internet)
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ quan gì?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 99/2019/TT-BQP quy định Bộ Tổng Tham mưu như sau:
(1) Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là Cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.
(2) Chỉ đạo các cơ quan thuộc quyền thực hiện công tác quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao với các nội dung:
- Tham gia thẩm định các dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, kế hoạch phòng thủ dân sự;
- Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng củng cố thế trận quốc phòng, xây dựng và hoạt động phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ;
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tuyển sinh quân sự; xây dựng, huy động lực lượng, phương tiện dự bị động viên và động viên công nghiệp; tham mưu thành lập, giải thể trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc các nhà trường Quân đội;
- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch, tập huấn, huấn luyện, luyện tập, diễn tập, kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện công tác quốc phòng bộ, ngành Trung ương, địa phương;
(3) Chỉ đạo Cục Dân quân tự vệ - Cơ quan giúp việc Cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương tham mưu thực hiện các nội dung:
- Thành lập, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương; phối hợp kiểm tra cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, lĩnh vực quản lý thực hiện công tác quốc phòng, quân sự;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tập huấn cho cán bộ ban chỉ huy quân sự, cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, tổng kết công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương;
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.
Quy định về nền quốc phòng toàn dân thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Quốc phòng 2018 quy định về nền quốc phòng toàn dân như sau:
- Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
- Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:
+ Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh;
+ Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ Tổ quốc;
+ Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và Nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước;
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;
+ Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;
+ Đối ngoại quốc phòng;
+ Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại;
+ Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 4 12 có sự kiện gì? Ngày 4 12 có gì đặc biệt? Ngày 4 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Mẫu Báo cáo chính trị đại hội chi bộ thôn mới nhất? Tải về mẫu Báo cáo chính trị đại hội chi bộ thôn?
- Đất đang có tranh chấp là gì? Xử lý cấp sổ đỏ như thế nào khi diện tích đất đang có tranh chấp?
- Đề cương báo cáo chính trị của cấp ủy trình đại hội chi bộ (Đảng bộ)? Tải về Đề cương báo cáo chính trị?
- Theo nguyên tắc kế toán, giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá nào? Yêu cầu về kế toán?