Ngày Quốc khánh Trung Quốc là ngày nào? Ngày Quốc khánh Trung Quốc là ngày thứ mấy ở Việt Nam?
Ngày Quốc khánh Trung Quốc là ngày nào? Ngày Quốc khánh Trung Quốc là ngày thứ mấy ở Việt Nam?
Theo Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2024 về việc tổ chức hoạt động thông tin đối ngoại trong năm 2024, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với Đại sứ quán các nước và các tổ chức thành viên để tổ chức thông tin, tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Trung Quốc (01/10/1949 - 01/10/2024).
Như vậy, Ngày Quốc khánh Trung Quốc là ngày 01/10 hằng năm. Năm 2024, là kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh Trung Quốc (01/10/1949 - 01/10/2024).
Dưới đây là lịch âm dương tháng 10 năm 2024:
Tháng 10 năm 2024 bao gồm 31 ngày như sau:
Theo lịch âm dương tháng 10 năm 2024 thì:
Ngày 1 tháng 10 năm 2024 là ngày Thứ 3 trong tuần.
Ngày Quốc khánh Trung Quốc là ngày nào? Ngày Quốc khánh Trung Quốc là ngày thứ mấy ở Việt Nam? (Hình ảnh Internet)
Người lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam có được nghỉ vào ngày Quốc khánh Trung Quốc không?
Căn cứ khoản 2 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, người lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 01 ngày Quốc khánh Trung Quốc.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, chỉ có quy định về nếu như ngày nghỉ hằng tuần mà trùng với ngày lễ Tết của Việt Nam thì người lao động nước ngoài được nghỉ bù, còn trường hợp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ Quốc khánh của nước ngoài thì không có quy định về việc nghỉ bù.
Do đó, nếu ngày Quốc khánh Trung Quốc rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì việc người lao động Trung Quốc có được nghỉ bù hay không sẽ do công ty và người lao động thỏa thuận với nhau và ra quyết định.
Người lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam bị thu hồi giấy phép lao động khi nào?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, có quy định như sau:
Các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, người lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam bị thu hồi giấy phép lao động trong các trường hợp sau:
- Trong trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực gồm:
+ Giấy phép lao động hết thời hạn.
+ Chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
+ Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
+ Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
+ Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
+ Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
- Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
- Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?