Ngày 26 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 26 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Tết Âm lịch 2025 ngày mấy?
Ngày 26 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 26 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
Ngày 26 tháng 1 năm 2025 thuộc lịch dương, nhưng liệu ngày âm tương ứng của nó có gì đặc biệt? Theo truyền thống, ngày này có thể mang ý nghĩa văn hóa quan trọng. Việc tra cứu lịch âm của ngày 26 tháng 1 năm 2025 giúp hiểu rõ hơn giá trị truyền thống. Cùng khám phá ý nghĩa lịch âm của ngày này!
Dưới đây là lịch tháng 1 năm 2025:
Theo lịch tháng 1 năm 2025 thì:
- Ngày 26 tháng 1 năm 2025 là ngày 27/12/2024 âm lịch.
- Ngày 26 tháng 1 năm 2025 là Chủ nhật.
Ngày 26 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 26 tháng 1 năm 2025 thứ mấy trong tuần? Tết Âm lịch 2025 ngày mấy? (Hình ảnh Internet)
Tết Âm lịch 2025 ngày mấy?
Tết Âm lịch 2025, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán 2025, là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa người Việt. Năm 2025 sẽ là năm Ất Tỵ.
Lịch Tết Âm lịch 2025 cụ thể như sau:
- Giao thừa Tết Âm lịch 2025 (29 Tết) rơi vào Thứ 3 ngày 28/1/2025
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 4 ngày 29/1/2025
- Mùng 2 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 5 ngày 30/1/2025
- Mùng 3 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 6 ngày 31/1/2025
- Mùng 4 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 7 ngày 01/2/2025
- Mùng 5 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Chủ nhật ngày 02/2/2025
*Trên đây là lịch Tết âm lịch 2025!
Tết âm lịch 2025, người dân có được phép sử dụng pháo hoa không?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa
Theo đó, người dân được phép sử dụng pháp hoa trong Lễ tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Tuy nhiên, người dân chỉ được được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
...
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, theo các quy định trên thì Tết âm lịch 2025 người dân được sử dụng pháo hoa có hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Lưu ý: người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Cụ thể tại Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa:
....
2.Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Theo đó, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải đáp ứng các điều kiện:
- Phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
- Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy.
- Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn
- Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Như vậy, người dân cần lưu ý mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa đạt điều kiện trên để sử dụng hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?