Ngày 10 9 2024 Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam là kỷ niệm bao nhiêu năm? Ngày 10 9 2024 vào thứ mấy?
Ngày 10 9 2024 Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam là kỷ niệm bao nhiêu năm? Ngày 10 9 2024 vào thứ mấy?
căn cứ tại Điều 1 Quyết định 2236/QĐ-TTg năm 2010 quy định về "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
"Lấy ngày 10 tháng 9 hàng năm là "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam".
Như vậy, ngày 10/9 hàng năm là "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam".
Theo đó, ngày 10 9 2024 Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam (10/9/1945-10/9/2024) là kỷ niệm 79 năm.
Dưới đây là lịch dương, lịch âm tháng 9 năm 2024:
Theo đó, tháng 9 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/9/2024 (Chủ nhật) nhằm ngày 29/7/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 30/9/2024 (Thứ hai) nhằm ngày 28/8/2024 âm lịch.
Như vậy, ngày 10 9 2024 Dương lịch là thứ ba rơi vào ngày 8 8 2024 Âm lịch.
Ngày 10 9 2024 Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam là kỷ niệm bao nhiêu năm? Ngày 10 9 2024 vào thứ mấy? (Hình ảnh Internet)
Tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Theo đó, việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam được thực hiện như sau:
(1) Năm tròn:
- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
+ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
(2) Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Lưu ý: Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam cần đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
- Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
- Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
- Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Yêu cầu khi tổ chức Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam hàng năm là gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 2236/QĐ-TTg năm 2010 quy định về việc tổ chức "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam" hàng năm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh phô trương, hình thức;
- Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, lao động sáng tạo, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức của cán bộ, công chức ngành Hải quan;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?