Ngành mới được bổ sung vào Danh mục đào tạo của giáo dục đại học phải đảm bảo đã được thực hiện tại nhiều cơ sở có uy tín trên thế giới?
- Bổ sung ngành mới vào Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Đổi tên, chuyển vị trí, loại bỏ ngành trong Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được quy định như thế nào?
- Cơ cấu và tiêu chuẩn của Hội đồng tư vấn Danh mục ngành đào tạo quy định ra sao?
Bổ sung ngành mới vào Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học phải đáp ứng các điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học quy định về bổ sung ngành mới vào Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học cụ thể như sau:
(1) Một ngành đào tạo mới được xem xét bổ sung vào một nhóm ngành cụ thể trong Danh mục ngành chính thức khi đáp ứng các điều kiện như sau:
- Có căn cứ khoa học và thực tiễn về nguồn gốc hình thành ngành đào tạo mới (trên cơ sở tách ra từ một ngành hoặc lai ghép một số ngành theo yêu cầu phát triển của khoa học, công nghệ và thực tiễn nghề nghiệp);
- Có sự khác biệt tối thiểu là 30% về kiến thức và kỹ năng chuyên môn so với các ngành hiện có thuộc nhóm ngành dự kiến sắp xếp trong Danh mục;
- Có số liệu phân tích, dự báo tin cậy về nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo hiện tại không đáp ứng được; đối với các ngành đã có sinh viên tốt nghiệp phải có số liệu phân tích, đánh giá tin cậy về khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo khác không đáp ứng được;
- Đã được đào tạo tại nhiều cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới hoặc đã được liệt kê ở ít nhất hai bảng phân loại các chương trình và ngành đào | tạo thông dụng trên thế giới (trừ một số ngành chỉ đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng);
- Đã được phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng kiểm định chương trình tại ít nhất hai cơ sở | đào tạo trong nước và được các cơ sở đào tạo đó cũng đề xuất bổ sung vào | Danh mục;
- Đối với các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên, nghệ thuật, thể
cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành tương ứng.
(2) Một ngành đào tạo mới được xem xét bổ sung vào Danh mục ngành | thí điểm khi đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này.
(3) Một ngành mới khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét cấp mã ngành chính thức và chuyển ra khỏi Danh mục ngành thí điểm. Một ngành mới bổ sung vào Danh mục phải được ghi rõ thời gian có hiệu lực áp dụng.
Ngành mới được bổ sung vào Danh mục đào tạo của giáo dục đại học phải đảm bảo đã được thực hiện tại nhiều cơ sở có uy tín trên thế giới?
Đổi tên, chuyển vị trí, loại bỏ ngành trong Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học quy định việc đổi tên, chuyển vị trí, loại bỏ ngành trong Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học cụ thể như sau:
(1) Một ngành trong Danh mục được xem xét đổi tên hoặc chuyển vị trí khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Tên mới, vị trí mới được thuyết minh phải có lý do phù hợp hơn so với tên, vị trí hiện tại theo quy định về phân loại, sắp xếp tại Điều 5 của Thông tư này;
- Có sự không phù hợp giữa tên gọi hoặc vị trí của ngành trong Danh mục hiện tại khi đối sánh với ít nhất hai bảng phân loại các chương trình, ngành đào tạo thông dụng trên thế giới (trừ các ngành chỉ đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành đặc thù liên quan đến an ninh, quốc phòng);
- Việc đổi tên, chuyển vị trí phù hợp với xu thế phát triển của ngành đào tạo, được ít nhất 2/3 số cơ sở đang đào tạo ngành này ở Việt Nam đồng thuận đề xuất.
(2) Một ngành khi đổi tên được giữ nguyên mã ngành và hiệu lực áp dụng. Một ngành được chuyển vị trí trong Danh mục sẽ được cấp một mã ngành mới phù hợp với lĩnh vực, nhóm ngành mới và phải được ghi rõ thời gian có hiệu lực áp dụng; mã ngành cũ không được xóa khỏi Danh mục nhưng sẽ hết hiệu lực áp dụng.
(3) Một ngành trong Danh mục ngành chính thức được xem xét loại bỏ khi không còn nhu cầu đào tạo và được tất cả các cơ sở đào tạo ngành này ở Việt Nam đồng thuận đề xuất và không còn đào tạo. Một ngành đã có mã ngành chính thức (không thuộc Danh mục ngành thí điểm) khi loại bỏ khỏi
Danh mục phải được giữ nguyên mã ngành, tên ngành nhưng sẽ hết hiệu lực áp dụng.
(4) Một ngành trong Danh mục ngành thí điểm được xem xét loại bỏ nếu trong 10 năm tính từ ngày được bổ sung vào Danh mục ngành thí điểm nhưng không được chuyển sang Danh mục ngành chính thức.
Cơ cấu và tiêu chuẩn của Hội đồng tư vấn Danh mục ngành đào tạo quy định ra sao?
Hội đồng tư vấn Danh mục ngành đào tạo được quy định tại Điều 8 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học:
(1) Căn cứ đề xuất của cơ sở đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo (sau đây gọi tắt là Hội đồng) theo quy định tại Điều 8 Thông tư này để tư vấn, giúp Bộ trưởng xem xét, quyết định việc cập nhật Danh mục, bao gồm cập nhật Danh mục ngành chính thức và cập nhật Danh mục ngành thí điểm (theo mẫu tại Phụ lục II).
(2) Cơ cấu và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng
- Hội đồng gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên và Thư ký là các chuyên gia có uy tín, có kinh nghiệm quản lý hoặc có trình độ chuyên môn phù hợp trong lĩnh vực, ngành liên quan;
- Hội đồng có tối thiểu 09 thành viên, trong đó có: đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành liên quan chính yếu tới ngành đào tạo; đại diện một số cơ sở đào tạo; đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và chuyên gia khác.
(3) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
- Xác định các ngành cần bổ sung, đổi tên, chuyển vị trí, loại bỏ trong Danh mục theo quy định tại Thông tư này;
- Xem xét việc đáp ứng các điều kiện về bổ sung ngành mới, đổi tên, chuyển vị trí, loại bỏ ngành trong Danh mục theo quy định tại Thông tư này; yêu cầu đại diện các cơ sở đào tạo cung cấp bổ sung minh chứng, báo cáo giải trình nếu cần thiết,
- Thảo luận, biểu quyết, báo cáo, đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định về những nội dung cập nhật Danh mục;
- Thực hiện trách nhiệm giải trình về những nội dung báo cáo, đề nghị với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 22/7/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?