Nâng mức hưởng bảo hiểm y tế của thanh niên xung phong lên 100% từ ngày 19/10/2023 theo quy định mới?
Nâng mức hưởng bảo hiểm y tế của thanh niên xung phong lên 100%?
Căn cứ theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 19/10/2023.
Quy định về các đối tượng hưởng BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 8, 9, 11, 17 và 20 Điều 3 Nghị định này;
Theo đó, quy định mới đã bổ sung thêm tượng tại khoản 5, khoản 20 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP vào các đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Trước đây, thanh niên xung phong tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thuộc nhóm "đối tượng khác" được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, theo quy định mới thì mức hưởng chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với đối tượng này được nâng lên 100%.
Nâng mức hưởng bảo hiểm y tế của thanh niên xung phong lên 100% từ ngày 19/10/2023 theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Đối tượng được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh theo quy định mới gồm những ai?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP và điểm d khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, các đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm:
STT | Đối tượng | Ghi chú |
Nhóm 01 | 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh | |
1 | Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. | |
2 | Cựu chiến binh | |
3 | Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc | |
4 | Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. | |
5 | Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Không thuộc các đối tượng tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014). | |
6 | Người thuộc diện hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội hằng tháng | |
7 | Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác | |
8 | Thân nhân của liệt sĩ bao gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ | |
Nhóm 2 | 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật | |
9 | Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 | |
10 | Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 | |
11 | Bà mẹ Việt Nam anh hùng | |
12 | Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên | |
13 | Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên | |
14 | Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên | |
15 | Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát | |
16 | Trẻ em dưới 6 tuổi. | |
Nhóm 03 | Không áp dụng đối với trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến | |
17 | Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở |
Như vậy, theo quy định có 17 đối tượng được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh nêu trên.
Ngoài ra, cũng có các trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh khác theo điểm c, d khoản 1, khoản 4 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Quy định về các đối tượng mới được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh được áp dụng khi nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 75/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 12 năm 2023. 2. Quy định tại khoản 1, các điểm a và b khoản 2, các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 1 Nghị định này được áp dụng từ ngày 19 tháng 10 năm 2023.
3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định này trong thời gian 36 (ba mươi sáu) tháng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2023
4. Quy định tại khoản 8 Điều 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Việc thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 và khoản 2 Điều 32 Luật Bảo hiểm y tế và quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định này.
Như vậy, Nghị định 75/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 03/12/2023. Tuy nhiên, quy định về bổ sung đối tượng được BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh được áp dụng từ ngày 19/10/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?