Năm 2022, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư dự án có yêu cầu thu hồi đất ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện trách nhiệm gì?
Ngày 18/02/2022, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 05/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để áp dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Điều 7 và Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 05/2022/QĐ-UBND, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư dự án có yêu cầu thu hồi đất ở địa bàn TP Hồ Chí Minh cần có các trách nhiệm sau đây khi đã có thông báo thu hồi đất, cụ thể như sau:
Trách nhiệm phối hợp của Chủ đầu tư dự án
- Trường hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức nơi có đất thu hồi ban hành thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 hoặc được Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền thu hồi đất theo khoản 3 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 thì thực hiện như sau:
+ Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm gửi đến Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, hồ sơ gồm có: Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Quy chế này; Quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về phê duyệt dự án đầu tư; Văn bản có ý kiến về quy hoạch chức năng sử dụng đất và sự phù hợp quy hoạch khi thực hiện dự án; Văn bản đề nghị thực hiện công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải nêu rõ yêu cầu về tiến độ bàn giao mặt bằng; Bản đồ hiện trạng vị trí khu vực thu hồi đất để thực hiện dự án (tỷ lệ theo quy định về đo vẽ thành lập bản đồ địa chính) đã được Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm duyệt, xác định rõ diện tích và ranh giới, mốc giới (nếu có) của khu vực thu hồi đất.
+ Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm bàn giao ranh giới, mốc giới (nếu có) vị trí khu vực thu hồi đất để thực hiện dự án trên thực địa cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Trường hợp Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013 thì thực hiện như sau:
Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm gửi thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và bàn giao ranh giới, mốc giới (nếu có) vị trí khu vực thu hồi đất để thực hiện dự án trên thực địa cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Năm 2022, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư dự án có yêu cầu thu hồi đất ở địa bàn TP Hồ Chí Minh cần có các trách nhiệm gì?
Trách nhiệm phối hợp của người bị thu hồi đất
Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Các nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở TP Hồ Chí Minh được quy định ra sao?
Theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 05/2022/QĐ-UBND thì các nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở TP Hồ Chí Minh được quy định như sau:
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; thông báo thu hồi đất.
- Thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.
- Xác định hệ số điều chỉnh giá đất cụ thể tại thời điểm thu hồi đất để tính tiền bồi thường, hỗ trợ về đất và mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất; giá thu tiền sử dụng đất đối với nền đất tái định cư, giá bán - giá cho thuê - giá thuê mua nhà ở tái định cư và nhà ở xã hội phục vụ tái định cư tại thời điểm thu hồi đất.
- Thông báo đo vẽ, kiểm đếm, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại và ảnh hưởng bởi dự án.
- Tổ chức điều tra, khảo sát, đo đạc, xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại và bị ảnh hưởng bởi dự án.
- Xác nhận nội dung kê khai kiểm đếm, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất và tình trạng pháp lý nhà đất, tài sản gắn liền với đất.
- Thẩm tra nội dung xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn.
- Lập, tổ chức lấy ý kiến và trình thẩm định Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
- Thẩm định Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
- Quyết định thu hồi đất; Quyết định phê duyệt Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án; Quyết định phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Quyết định phê duyệt Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
- Niêm yết công khai Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, Thông báo chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư.
- Chuyển kinh phí và tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Bàn giao đất, cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất và giải quyết các ý kiến thắc mắc của người có đất bị thu hồi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thương nhân nước ngoài là gì? Thương nhân nước ngoài có phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh không?
- Chương trình Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024? Ngày đại đoàn kết dân tộc 18/11 chương trình diễn ra thế nào?
- Quy định về Hội viên từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Thời gian đại hội thành lập như thế nào?
- Điều kiện hoạt động của cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế theo Nghị định 141/2024 gồm những gì?
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Tuần 3?