Muộn nhất đến năm 2026 hoàn thành sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước?
Nội dung định hướng phân quyền tại Luật Đất đai bao gồm những gì?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-BTNMT năm 2022 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về nội dung định hướng phân quyền tại Luật Đất đai cụ thể như sau:
- Quy định rõ trách nhiệm gắn với thẩm quyền thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu về đất đai của từng cơ quan và cơ chế phân cấp, ủy quyền cụ thể trong Luật Đất đai.
- Bổ sung trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và một số cơ quan trung ương trong việc thực hiện quyền đại diện sở hữu toàn dân về đất đai đối với các vấn đề quan trọng quốc gia.
- Bổ sung các chế tài xử lý tương ứng đối với các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền trong việc thực hiện các quyền đại diện chủ sở hữu và quyền quản lý nếu có vi phạm xảy ra. Việc giao quyền phải gắn liền với trách nhiệm mới bảo đảm việc sử dụng quyền lực được nhân dân giao phó một cách hiệu quả, tránh được những vi phạm pháp luật đất đai ở nhiều địa phương thời gian qua.
- Quy định Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ khác về quyền sử dụng đất theo quy định thay cho việc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
* Đơn vị chủ trì: Tổng cục Quản lý đất đai
* Thời gian hoàn thành: 2022 - 2023
Muộn nhất đến năm 2026 hoàn thành sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước?
Nội dung định hướng phân quyền tại Luật Khoáng sản bao gồm những gì?
Đối với nội dung định hướng phân quyền tại Luật Khoàng sản thì tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-BTNMT năm 2022 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định như sau:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 80, Điều 81, Điều 82 và một số điều liên quan: Quy định về phân quyền cho địa phương cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, đá, cát dùng để san lấp, dùng làm vật liệu xây dựng thông thường, trừ cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, cửa sông, cửa biển và biển).
- Sửa đổi Điều 18, Điều 28 và một số điều liên quan: Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo yêu cầu tối đa về mục đích sử dụng đất của mỏ sau khi đóng cửa mỏ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc phân cấp cho địa phương trong việc khoanh định phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; quy hoạch khoáng sản; công tác cấp phép hoạt động khoáng sản... Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến hoạt động khoáng sản; nâng cao năng lực quản lý cho địa phương trong việc cấp phép, quản lý, giám sát hoạt động khoáng sản trên địa bàn nhất là vai trò rất quan trọng của các Chi cục Môi trường tại địa phương.
* Đơn vị chủ trì: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
* Thời gian hoàn thành: 2024
Nội dung định hướng phân quyền tại Luật Biến đổi khí hậu bao gồm những gì?
Tại Phục lục ban hành kèm theo Quyết định 1250/QĐ-BTNMT năm 2022 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về nội dung định hướng phân quyền tại Luật Biến đổi khí hậu cụ thể như sau:
Giao quyền chủ động cho các địa phương triển khai thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thuộc phạm vi quản lý; xây dựng, cập nhật và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của địa phương; thực hiện việc lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; tổ chức triển khai các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; kiểm kê khí nhà kính, quản lý hoạt động giảm phát thải khí nhà kính cấp tỉnh; thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn.
* Đơn vị chủ trì: Cục Biến đổi khí hậu
* Thời gian hoàn thành: 2026
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?