08 nội dung quản lý nhà nước về viễn thông? Cơ quan đầu mối tổng hợp các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế về viễn thông?
08 nội dung quản lý nhà nước về viễn thông gồm những nội dung gì?
08 nội dung quản lý nhà nước về viễn thông được quy định tại Điều 68 Luật Viễn thông 2023, bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển viễn thông, văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông; quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông; tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, định mức kinh tế, kỹ thuật về viễn thông.
(2) Quản lý, điều tiết thị trường viễn thông; quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông và nghiệp vụ viễn thông.
(3) Phổ biến, giáo dục pháp luật về viễn thông.
(4) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động viễn thông.
(5) Quản lý công tác báo cáo, thống kê về viễn thông theo hình thức trực tuyến, trực tiếp.
(6) Hợp tác quốc tế về viễn thông.
(7) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông.
(8) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về viễn thông.
Lưu ý: Chính sách của Nhà nước về viễn thông được quy định tại Điều 4 Luật Viễn thông 2023, cụ thể như sau:
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng bền vững, hiện đại; hình thành hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.
- Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông.
- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động viễn thông công ích và kinh doanh viễn thông.
- Thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong lĩnh vực hành chính, giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học và lĩnh vực khác.
- Nghiên cứu, phát triển các công nghệ, tiêu chuẩn, ứng dụng về Internet thế hệ mới, công nghệ vệ tinh tầm thấp, công nghệ mạng viễn thông thế hệ tiếp theo.
- Đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
08 nội dung quản lý nhà nước về viễn thông? Cơ quan đầu mối tổng hợp các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế về viễn thông? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 69 Luật Viễn thông 2023 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông như sau:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viễn thông.
(2) Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông.
(3) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý mạng viễn thông dùng riêng phục vụ quốc phòng, an ninh; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ yếu.
(4) Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông.
(4) Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông tại địa phương.
Cơ quan đầu mối tổng hợp các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế về viễn thông là cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 70 Luật Viễn thông 2023 quy định hợp tác quốc tế về viễn thông như sau:
Hợp tác quốc tế về viễn thông
1. Hợp tác quốc tế về viễn thông thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.
2. Tuân thủ điều ước quốc tế về viễn thông mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Việt Nam cam kết là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong các tổ chức quốc tế về viễn thông.
4. Ưu tiên xem xét ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có lợi cho việc thúc đẩy phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực viễn thông, phù hợp với lợi ích và năng lực của Việt Nam.
5. Khuyến khích hợp tác và hỗ trợ quốc tế cho công tác quản lý nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nghiên cứu, phát triển các công nghệ, tiêu chuẩn, ứng dụng về Internet thế hệ mới, công nghệ mạng viễn thông thế hệ tiếp theo.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối tổng hợp các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế về viễn thông. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về viễn thông trong phạm vi quản lý.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan đầu mối tổng hợp các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế về viễn thông là Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền phân cấp chấp thuận người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam?
- Có mấy hình thức thanh tra? Thanh tra đột xuất có phải công bố quyết định thanh tra hay không?
- Đã có kế hoạch sơ kết 1 năm thực hiện Trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục TP HCM 2024?
- Bài tuyên truyền về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024? Bài tuyên truyền kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11?
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?