Mức xử phạt đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng đào là bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công giếng đào phải tuân thủ yêu cầu đối với giếng đào như thế nào?
- Mức xử phạt đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng đào như thế nào?
- Người không báo cáo kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố bất thường về mực nước trong giếng theo quy định bị xử phạt như thế nào?
Tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công giếng đào phải tuân thủ yêu cầu đối với giếng đào như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 75/2017/TT-BTNMT quy định về yêu cầu đối với giếng đào như sau:
Yêu cầu về thiết kế, thi công giếng khoan thăm dò, điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và giếng đào
Tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công giếng khoan phải thực hiện các quy định tại Điều 4 Thông tư này và các yêu cầu cụ thể sau:
...
3. Đối với giếng đào:
a) Vị trí giếng được lựa chọn bảo đảm có khoảng cách từ 10m trở lên đến chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, hố rác và các nguồn có khả năng gây ô nhiễm khác;
b) Thành giếng phải xây gạch, đá, bê tông và phải cao hơn bề mặt đất tối thiểu 0,5m, bảo đảm cách ly không cho nước từ trên mặt đất chảy vào giếng.
Như vậy, tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công giếng khoan phải tuân thủ yêu cầu đối với giếng đào như sau:
- Vị trí giếng được cách từ 10m trở lên đến chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, hố rác và các nguồn có khả năng gây ô nhiễm khác;
- Thành giếng phải xây gạch, đá, bê tông và phải cao hơn bề mặt đất tối thiểu 0,5m, bảo đảm cách ly không cho nước từ trên mặt đất chảy vào giếng.
Mức xử phạt đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng đào là bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng đào như thế nào?
Tại khoản 9 Điều 22 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, khoản 11 Điều 22 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng đào như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn nước
...
9. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc tóm lấp giếng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc phá dỡ công trình vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng đào sẽ bị phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với cá nhân và gấp đôi với tổ chức.
Đồng thời, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Ngoài ra còn phải buộc phá dỡ giếng đào vi phạm.
Người không báo cáo kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố bất thường về mực nước trong giếng theo quy định bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn nước
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tư 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo, báo cáo kết quả trám lấp giếng không sử dụng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không báo cáo kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố bất thường về chất lượng nước, mực nước trong giếng khai thác theo quy định;
c) Không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất;
d) Không thông báo thời gian, địa điểm thực hiện thi công trám lấp giếng đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, người không báo cáo kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố bất thường về mực nước trong giếng theo quy định sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tư 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý, mức phạt tiền trên chỉ áp dụng với cá nhâm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?