Mục tiêu đến năm 2050 hình thành 02 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế ngang tầm khu vực như thế nào?

Xin hỏi, mục tiêu đến năm 2050, hình thành 02 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế ngang tầm khu vực như thế nào? anh Khang An - Đà Nẵng

Mới ngày 07/06/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu đến năm 2030 về vận tải và kết cấu hạ tầng của Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Điều 1 Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023 có nội dung như sau:

* Mục tiêu đến năm 2030:

Phát triển hệ thống cảng hàng không theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải, hội nhập quốc tế sâu rộng; bảo vệ môi trường, tiết kiệm các nguồn tài nguyên; bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 với một số mục tiêu cụ thể như sau:

- Về vận tải:

+ Tổng sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không khoảng 275,9 triệu hành khách (chiếm 1,5-2% thị phần vận tải giao thông và chiếm 3-4% tổng sản lượng vận tải hành khách liên tỉnh).

+ Tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không khoảng 4,1 triệu tấn (chiếm 0,05-0,1% thị phần vận tải giao thông).

- Về kết cấu hạ tầng:

+ Ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài) và vùng Thành phố Hồ Chí Minh (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành); từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả các cảng hàng không hiện hữu, tiếp tục nghiên cứu, đầu tư các cảng hàng không mới để nâng tổng công suất thiết kế hệ thống cảng hàng không đáp ứng khoảng 294,5 triệu hành khách, phấn đấu trên 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100km.

+ Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị quản lý bay theo hướng đồng bộ, hiện đại, ngang tầm khu vực, đáp ứng nhu cầu vận tải. Từng bước đầu tư các trung tâm logistics, trung tâm đào tạo, huấn luyện bay, bảo dưỡng sửa chữa máy bay và hệ thống trang thiết bị bảo đảm hoạt động bay. Tầm nhìn đến năm 2050

vận tải hàng không

Mục tiêu đến năm 2050, hình thành 02 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế ngang tầm khu vực như thế nào? (Hình internet)

Mục tiêu đến năm 2050, hình thành 02 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế ngang tầm khu vực như thế nào?

Tiếp đó, Quy hoạch tổng thể tại Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023 cũng nhấn mạnh mục tiêu đến 2050:

- Tầm nhìn đến 2050, hình thành 02 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế ngang tầm khu vực tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đầu tư đưa vào khai thác các cảng hàng không mới phấn đấu khoảng 97% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100km. Mở rộng, nâng cấp các cảng hàng không tại các trung tâm kinh tế vùng, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và thiết bị bảo đảm hoạt động bay, đồng bộ, hiện đại ngang tầm quốc tế;

+ Hình thành các trung tâm đào tạo, huấn luyện bay, bảo dưỡng sửa chữa máy bay và hệ thống trang thiết bị bảo đảm hoạt động bay hiện đại.

Như vậy, mục tiêu tầm nhìn đến 2050, hình thành 02 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế ngang tầm khu vực tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Thành phố Hồ Chí Minh với các nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện chặt chẽ từ TW đến địa phương

Quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Căn cứ điểm b tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023 có nội dung về tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Hình thành 33 cảng hàng không, bao gồm:

+ 14 cảng hàng không quốc tế: Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc;

+ 19 cảng hàng không quốc nội: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Cao Bằng, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Biên Hoà, Thành Sơn và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam, Nam Thủ đô Hà Nội.

Về hệ thống bảo đảm hoạt động bay, đầu tư, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo đảm hoạt động bay tại tất cả các cảng hàng không đáp ứng yêu cầu bảo đảm hoạt động bay an toàn với tầm nhìn dài hạn, hiệu quả gắn với nhiệm vụ tham gia đảm bảo an ninh, chủ quyền vùng trời và tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn của ICAO.

(Chi tiết tại Phụ lục II) Tải về

Cảng hàng không

Ghi chú:

1. Các cảng hàng không đều có tính chất là sân bay dùng chung dân dụng - quân sự.

2. Cấp sân bay quân sự được Bộ Tổng tham mưu/Bộ Quốc phòng quy định.

3. Diện tích đất dự kiến của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất không bao gồm diện tích đất quốc phòng trực tiếp quản lý.

4. Diện tích đất chi tiết của các cảng hàng không được xác định cụ thể trong quy hoạch cảng hàng không.

5. Vị trí, các chỉ tiêu quy hoạch dự kiến của Cảng hàng không thứ 2 hỗ trợ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ được nghiên cứu, xác định giai đoạn trước năm 2030 (dự kiến khu vực phía Đông Nam, Nam Thủ đô Hà Nội). Các chỉ tiêu quy hoạch dự kiến của Cảng hàng không Hải Phòng sẽ được nghiên cứu, xác định giai đoạn sau năm 2030.

Cảng hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không phải đáp ứng những điều kiện nào để được cấp giấy phép?
Pháp luật
Các dịch vụ hàng không nào được cung cấp tại cảng hàng không, sân bay? Những điều kiện cần bảo đảm khi hãng hàng không tự cung cấp dịch vụ?
Pháp luật
Khung giá cho thuê mặt bằng sân bay quốc tế tân sơn nhất 2024? Quy định về phân loại mặt bằng tại sân bay ra sao?
Pháp luật
Thế nào là cảng hàng không? Phân biệt cảng hàng không và sân bay? Danh sách các cảng hàng không ở Việt Nam?
Pháp luật
Ban Chỉ đạo triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành hoạt động theo nguyên tắc nào? Ban Chỉ đạo triển khai dự án có nhiệm vụ như thế nào?
Pháp luật
Triển khai gói thầu số 5.10 dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành? Thời gian thực hiện Gói thầu số 5.10 là bao lâu?
Pháp luật
Chỉ đạo mới nhất về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành của Thủ tướng Chính phủ là như thế nào?
Pháp luật
Đường giao thông nội cảng là gì? Doanh nghiệp cảng hàng không có phải xây dựng và bảo trì đường giao thông nội cảng ngoài sân bay không?
Pháp luật
Mẫu tờ khai cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn áp dụng từ ngày 15/02/2024?
Pháp luật
Dịch vụ phi hàng không là gì? Việc lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảng hàng không
909 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảng hàng không
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào