Mục tiêu đến năm 2023, GRDP bình quân đầu người tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt mức 14.500 USD?

Cho tôi hỏi: Mục tiêu đến năm 2023, TP. Hồ Chí Minh sẽ đạt GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD đúng không? - Câu hỏi của chị Trân (Quận 7)

Tình hình chung tại TP. Hồ Chí Minh sau 10 năm thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển ra sao?

Ngày 30/12/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại Mục I Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TW năm 2012, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực như sau:

- Quy mô kinh tế năm 2020 so với năm 2010 tăng 2,7 lần, GRDP bình quân đầu người tăng gấp đôi;

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng nâng lên;

- Quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế được tăng cường và mở rộng;

- Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững;

- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả quan trọng, tạo chuyển biến khá tích cực; Phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành không ngừng đổi mới;...

Bên cạnh những điểm tích cực, Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022 cũng nhìn nhận một số hạn chế sau:

- Tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác hiệu quả;

- Kinh tế tăng trưởng chậm, năng lực cạnh tranh quốc tế còn thấp;

- Phát sinh khó khăn, thách thức trong khi những hạn chế, khuyết điểm chưa được giải quyết dứt điểm;

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chậm và thiếu đồng bộ;

- Giao thông quá tải và ùn tắc;

- Triều cường, ngập úng, ô nhiễm môi trường gia tăng; nhà ở, bệnh viện, trường học, hệ thống phúc lợi xã hội chưa đáp ứng nhu cầu của người dân;

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội còn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn;...

Những hạn chế nêu trên bắt nguồn từ hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TW năm 2012, công tác phối hợp giữa các cơ quan chưa tích cực...

Do đó, đòi hỏi cần xác định rõ mục tiêu phát triển, nhiệm vụ, tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế, chính sách, tiếp tục giữ vững vai trò, vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu đến năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh đạt GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD đúng không?

Mục tiêu đến năm 2023, GRDP bình quân đầu người tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt mức 14.500 USD? (Hình từ Internet)

Mục tiêu phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030 thế nào? Đạt GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD đúng không?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022, mục tiêu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2023 như sau:

- Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;

- Là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước;

- Hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á;

- Tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8 - 8,5%/năm;

- GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD;

- Kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP.

Như vậy, công tác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030 hướng đến những mục tiêu nêu trên. Trong đó, nổi bật là các chỉ số về kinh tế như tăng trưởng bình quân, GRDP bình quân đầu người, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số.

Công tác phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh đến năm 2023 gồm những nội dung nào?

Công tác phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh được nêu rõ tại tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022 về tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc tế, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực như sau:

- Cơ cấu lại tổng thể kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng suất lao động cao;

- Tập trung xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại;

- Phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế; hoàn thiện mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước;

- Thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án công nghệ cao, quản trị hiện đại và có tác động lan toả, kết nối chặt chẽ với kinh tế trong nước;

- Sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ; xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo mang tầm quốc gia;

- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đạt trình độ quốc tế ở các lĩnh vực ưu tiên.

Như vậy, hoạt động phát triển kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 được thực hiện theo 06 nội dung nêu trên.

Xem chi tiết tại Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022.

Phát triển kinh tế xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quan điểm phát triển chủ động kiên quyết kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 ra sao?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng an ninh ra sao?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
Pháp luật
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ Xây dựng lực lượng nào hùng hậu, chất lượng ngày càng cao?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm: Điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với chiến lược, đề án về quốc phòng, an ninh, tạo sức mạnh gì?
Pháp luật
Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tạo nền tảng xây dựng “Thế trận lòng dân” gắn với nội dung gì theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 2030?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030
Pháp luật
Nhiệm vụ giải pháp nào được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 tại Báo cáo KTXH và NSNN của Chính phủ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển kinh tế xã hội
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
5,206 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển kinh tế xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển kinh tế xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào