Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với máy gia công cơ khí áp dụng từ 15/7/2023 là bao nhiêu?
Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với máy gia công cơ khí mới là bao nhiêu?
Căn cứ Nghị định 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Tại đây
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng máy gia công cơ khí được quy định tại Điều 6 Nghị định 26/2023/NĐ-CP như sau:
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng máy gia công cơ khí
Các mặt hàng máy gia công cơ khí thuộc các nhóm hàng từ 84.54 đến 84.63 áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi như sau:
1. Các mặt hàng máy gia công cơ khí trong nước chưa sản xuất được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%. Máy gia công cơ khí nêu tại khoản này là loại không thuộc Danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
2. Các mặt hàng máy gia công cơ khí không thuộc trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này áp dụng mức tnuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các nhóm từ 84.54 đến 84.63 quy định tại Mục I Phụ lục II về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với máy gia công cơ khí được xác định như sau:
- Mặt hàng máy gia công cơ khí trong nước chưa sản xuất:
Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%.
- Mặt hàng máy gia công cơ khí không thuộc trường hợp nêu trên:
Áp dụng mức tnuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các nhóm từ 84.54 đến 84.63 quy định tại Mục I Phụ lục II về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định 26/2023/NĐ-CP.
> Tải Phụ lục II Tại đây.
Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với máy gia công cơ khí áp dụng từ 15/7/2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan, tổ chức trong việc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 26/2023/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát, tham vấn giá, chống gian lận thương mại theo quy định đối với những mặt hàng có mức thuế suất thuế nhập khẩu cao và các mặt hàng có rủi ro cao về trị giá tính thuế.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Danh mục hàng hoá trong nước đã sản xuất được; rà soát, cập nhật sửa đổi Danh mục đảm bảo phù hợp với thực tế.
3. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô;
b) Ban hành quy định nội luật hóa quy định về lượng hạn ngạch thuế quan tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
5. Các bộ, ngành có liên quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo chính sách được thực hiện đúng quy định và chống gian lận thương mại.
6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Như vậy, trong việc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức được xác định theo nội dung nêu trên.
Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với máy gia công cơ khí mới áp dụng từ ngày nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 26/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2023.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau của Chính phủ: Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016, Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2021, Nghị định số 51/2022/NĐ-CP ngày 8 tháng 8 năm 2022.
3. Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, không áp dụng điều kiện về mức độ rời rạc tối thiểu của linh kiện ô tô theo điểm b khoản 3.1 Điều 7a quy định tại khoản 3 Điều 2 và điểm b.5 khoản 3 Mục II Chương 98 Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ.
Trường hợp doanh nghiệp đã tham gia Chương trình ưu đãi thuế nhưng chưa được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được hoàn thuế đối với số linh kiện ô tô đã nhập khẩu nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Chương trình ưu đãi thuế, riêng điều kiện về mức độ rời rạc tối thiểu của linh kiện ô tô không phải áp dụng.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu bộ linh kiện CKD và bộ linh kiện không đồng bộ của ô tô để sản xuất, lắp ráp, bao gồm cả doanh nghiệp nhập khẩu ủy quyền, nhập khẩu ủy thác có hợp đồng ủy thác, doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành lựa chọn cách tính thuế theo từng linh kiện, phụ tùng ô tô hoặc nhóm 98.21 thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ, riêng điều kiện về mức độ rời rạc tối thiểu của linh kiện ô tô không phải áp dụng.
4. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu thuộc nhóm 98.49 quy định tại Điều 8 Nghị định này được áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2027. Các doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện đăng ký lại với cơ quan hải quan theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp sau khi đã đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế mà thay đổi, bổ sung nhóm xe, mẫu xe, số lượng mẫu xe đã đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký lại với cơ quan hải quan.
5. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô quy định tại Điều 9 Nghị định này được áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2024. Doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô quy định trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải đăng ký lại Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô và được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, Nghị định 26/2023/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 15/7/2023.
Nghị định này thay thế Nghị định 122/2016/NĐ-CP, Nghị định 125/2017/NĐ-CP, Nghị định 57/2020/NĐ-CP, Nghị định 101/2021/NĐ-CP và Nghị định 51/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?