Mức phạt vi phạm khi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 là bao nhiêu?

Mức phạt vi phạm quy định về xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 là bao nhiêu?

Bảo hiểm y tế là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
...

Theo đó, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008.

Mức phạt vi phạm khi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 là bao nhiêu?

Mức phạt vi phạm khi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức phạt vi phạm khi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 82 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định như sau:

Vi phạm quy định về xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Phạt tiền đối với hành vi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
3. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
4. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng.
5. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng.
6. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
7. Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.
8. Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
9. Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng trở lên.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Vậy, mức phạt vi phạm khi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 căn cứ theo mức vi phạm như sau:

Mức vi phạm

Mức phạt cá nhân

Mức phạt tổ chức

Giá trị dưới 10.000.000 đồng

Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

Giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

Giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng.

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng.

Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

Giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.

Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

Giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.

Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng

Giá trị từ 150.000.000 đồng trở lên.

Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Căn cứ đóng bảo hiểm y tế 2024 của từng đối tượng được quy định như thế nào?

Căn cứ đóng bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành là tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp mà cụ thể được quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:

- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

- Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

- Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.

- Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.

- Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở

Bảo hiểm y tế Tải trọn bộ các văn bản quy định về Bảo hiểm y tế hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ em dưới 6 tuổi có thẻ bảo hiểm y tế thì có được khám bệnh tại địa phương khác không? Mức hưởng bảo hiểm y tế khám chữa bệnh đúng tuyến đối với trẻ em dưới 6 tuổi được quy định thế nào?
Pháp luật
Mẫu danh sách đơn vị sử dụng lao động chưa có trong dữ liệu của cơ quan thuế và chưa tham gia BHXH, BHYT bắt buộc là mẫu nào?
Pháp luật
Mức phạt vi phạm khi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Chế độ hưởng BHYT cho người hiến tạng được quy định như thế nào? Người hiến tặng có được cấp BHYT miễn phí?
Pháp luật
Năm 2024, hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các hành vi nào?
Pháp luật
Người lao động có cần phải đóng bảo hiểm y tế khi làm việc theo hợp đồng lao động 2 tháng hay không?
Pháp luật
Thực hiện biện pháp triệt sản nam thì người lao động được nghỉ dưỡng tối đa bao nhiêu ngày? Có được bảo hiểm y tế chi trả chi phí triệt sản không?
Pháp luật
Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước có phải tham gia bảo hiểm y tế không?
Pháp luật
Khám chữa bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không? Khám trái tuyến thì bảo hiểm y tế có chi trả tiền thuốc không?
Pháp luật
Công văn 2068/BYT-BH hướng dẫn chi tiết mức hỗ trợ và thời gian hưởng bảo hiểm y tế theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
100 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào