Mức phạt vi phạm khi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 là bao nhiêu?
Bảo hiểm y tế là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
...
Theo đó, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008.
Mức phạt vi phạm khi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức phạt vi phạm khi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 82 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định như sau:
Vi phạm quy định về xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Phạt tiền đối với hành vi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
3. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
4. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng.
5. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng.
6. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
7. Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.
8. Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
9. Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng trở lên.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Vậy, mức phạt vi phạm khi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 căn cứ theo mức vi phạm như sau:
Mức vi phạm | Mức phạt cá nhân | Mức phạt tổ chức |
Giá trị dưới 10.000.000 đồng | Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng | Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng |
Giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng. | Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng |
Giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng. | Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng. | Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng. | Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng |
Giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. | Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
Giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng. | Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng | Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng |
Giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng. | Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng | Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng |
Giá trị từ 150.000.000 đồng trở lên. | Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng |
Căn cứ đóng bảo hiểm y tế 2024 của từng đối tượng được quy định như thế nào?
Căn cứ đóng bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành là tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp mà cụ thể được quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
- Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
- Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
- Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.
- Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?