Mức lương đóng BHXH 2024 không thấp hơn bao nhiêu khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024?
Mức lương đóng BHXH 2024 không thấp hơn bao nhiêu khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024?
Vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Trong đó, có đề cập tăng lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ tăng dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng, tương đương tăng 6% so với mức lương hiện hưởng.
Do đó, trong năm 2024, mức lương tối thiểu vùng được chia thành 2 mức như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng trước 01/7/2024 | Mức lương tối thiểu tháng từ 01/7/2024 | Mức tăng (đơn vị: đồng/tháng) |
Vùng I | 4.680.000 | 4.960.000 | 280.000 |
Vùng II | 4.160.000 | 4.410.000 | 250.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 3.860.000 | 220.000 |
Vùng IV | 3.250.000 | 3.450.000 | 200.000 |
Đồng thời, tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định mức lương đóng BHXH 2024 bắt buộc này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng như sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
...
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Theo đó, mức lương đóng BHXH 2024 bắt buộc không thấp hơn lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường gồm có như sau:
Vùng | Mức lương đóng BHXH 2024 tối thiểu |
Vùng I | 4.960.000 |
Vùng II | 4.410.000 |
Vùng III | 3.860.000 |
Vùng IV | 3.450.000 |
Mức lương đóng BHXH 2024 không thấp hơn bao nhiêu khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024? (Hình từ internet)
Khoản thu nhập không tính đóng BHXH là những khoản nào?
Căn cứ quy định tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có đề cập đến các khoản thu nhập không tính đóng BHXH như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
26. Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 30 như sau:
....
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.”.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hiện nay, các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bao gồm:
STT | Khoản thu nhập không tính đóng BHXH |
1 | Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 |
2 | Tiền thưởng sáng kiến |
3 | Tiền ăn giữa ca |
4 | Khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ |
5 | Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động |
6 | Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
7 | Khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động |
Thủ tục đăng ký đóng BHXH năm 2024 được thực hiện như thế nào?
Thủ tục đăng ký đóng BHXH bắt buộc:
Căn cứ tại Mục 1 Phần B Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH năm 2023, quy định thủ tục đăng ký đóng BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH bắt buộc được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập, nộp hồ sơ
(1) Đối với người lao động:
- NLĐ là người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1 mục 3 (Thành phần hồ sơ); nộp hồ sơ cho đơn vị quản lý.
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
+ Trường hợp đóng qua đơn vị đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm (2) mục 3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị quản lý.
+ Trường hợp đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi thường trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài:
Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho cơ quan BHXH.
+ Đối với NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy nộp sau khi về nước: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm (2) mục 3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị hoặc cho cơ quan BHXH.
- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm (3)Mục 3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị quản lý.
- Đối với NLĐ và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng: NLĐ hoặc thân nhân NLĐ chết lập hồ sơ theo quy định tại điểm (4) Mục 3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền vào quỹ hưu trí và tử tuất cho cơ quan BHXH nơi thường trú hoặc thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc.
- NLĐ có từ 02 sổ BHXH đóng trùng BHXH, BHTN:
Lập hồ sơ theo quy định tại điểm (5)mục 3 (Thành phần hồ sơ): Nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi quản lý hoặc nơi cư trú.
(2) Đơn vị sử dụng lao động:
- Kê khai hồ sơ theo quy định tại điểm (6) mục 3 (Thành phần hồ sơ) và nộp cho cơ quan BHXH;
- Nộp tiền đóng của đơn vị (bao gồm tiền đóng thuộc trách nhiệm của đơn vị SDLĐ và NLĐ), tiền đóng của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tiền đóng của phu quân hoặc phu nhân, tiền đóng của NLĐ còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng đóng thông qua đơn vị cho cơ quan BHXH.
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả gồm: Sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định hoàn trả; Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN (nếu có).
*Cách thức thực hiện đăng ký đóng BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH:
- Nộp hồ sơ: NLĐ và đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng Một trong các hình thức sau:
+ Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH;
+ Thông qua dịch vụ bưu chính;
+ Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc Tổ chức I-VAN.
- Đóng tiền theo quy định
- Nhận kết quả giải quyết: theo hình thức đã đăng ký
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?