Mức lương 21 triệu đồng/tháng có phải là mức lương cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/07/2024 đối với công chức viên chức?
- Mức lương 21 triệu đồng/tháng có phải là mức lương cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/07/2024 đối với công chức viên chức??
- Cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng những loại phụ cấp nào từ ngày 01/07/2024?
- Bảng lương mới cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/07/2024 áp dụng bảng lương nào?
Mức lương 21 triệu đồng/tháng có phải là mức lương cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/07/2024 đối với công chức viên chức??
Ngày 10/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Điểm đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là quy định mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.
Chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Hệ số lương của từng đối tượng công chức, viên chức hiện nay được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Mức lương cao nhất của công chức viên chức hiện nay là chuyên gia cao cấp xếp lương ở bậc 3 có hệ số lương là 10,0. Mức lương cơ sở hiện nay 1.800.000. Tiền lương của nhóm này đang là 18 triệu đồng/tháng (chứ tính phụ cấp nếu có).
Khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương cao nhất của công chức, viên chức cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Như vậy, trong trường hợp vẫn giữ con số 1.800.000 làm căn cứ xây dựng bảng lương khi cải cách tiền lương thì mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến lên tới hơn 21 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, đó vẫn là cách tính dựa trên lương cơ sở và hệ số lương. Bộ Nội vụ chỉ đề cập khi nới rộng quan hệ tiền lương từ hệ số 10 lên 12 thì mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay chứ không nói cụ thể việc vượt xa là bao nhiêu.
Do đó, không nhất định mức lương cao nhất của công chức, viên chức sẽ là hơn 21 triệu như áp dụng cách tính hiện nay. Vì thế, phải chờ đến khi có bảng lương mới cụ thể thì mới biết được mức lương cao nhất đối với công chức viên chức là bao nhiêu.
Xem thêm: Bảng lương mới của hiệu trưởng, hiệu phó trường công lập từ ngày 1/7/2024?
>> Tổng hợp bảng lương quân nhân chuyên nghiệp năm 2024?
Tổng hợp các bảng lương giáo viên 2024?
Đối tượng công chức nào vẫn được giữ phụ cấp thâm niên nghề từ ngày 01/07/2024
Bảng lương chính thức giáo viên mầm non từ ngày 01/07/2024?
Mức lương 21 triệu đồng/tháng có phải là mức lương cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/07/2024 đối với công chức viên chức? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng những loại phụ cấp nào từ ngày 01/07/2024?
Từ ngày 01/07/2024, 8 loại phụ cấp cán bộ, công chức, viên chức được hưởng bao gồm các loại phụ cấp sau:
(1) Phụ cấp kiêm nhiệm;
(2) Phụ cấp thâm niên vượt khung;
(3) Phụ cấp khu vực;
(4) Phụ cấp theo nghề;
(5) Phụ cấp lưu động;
(6) Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn;
(7) Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.;
(8) Phụ cấp trách nhiệm công việc.
Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 thì 8 loại phụ cấp nêu trên sẽ được áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức.
Bảng lương mới cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/07/2024 áp dụng bảng lương nào?
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vào ngày 10/11/2023. Đáng chú ý, Nghị quyết dành Điều 3 về thực hiện chính sách tiền lương.
Cụ thể, Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.
Đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Như vậy, từ ngày 01/07/2024, bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được áp dụng như sau:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Bảng lương này được xây dựng dựa trên nguyên tắc:
Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Bảng lương này được xây dựng dựa trên nguyên tắc:
Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề.
Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?