Một số giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 được quy định như thế nào?

Một số giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 tại Quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ như thế nào? Câu hỏi của bạn Định ở Huế.

Giải pháp về cơ chế, chính sách thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như thế nào?

Căn cứ tại Mục 1 Chương VI Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023, quy định giải pháp về cơ chế, chính sách để thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như sau:

- Rà soát, sửa đổi hoàn thiện một số cơ chế chính sách đặc thù để huy động mọi nguồn lực trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn, công trình phòng, chống thiên tai.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế tăng cường phân cấp trong công tác đầu tư, quản lý hệ thống thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; tuổi cho cây trồng cạn, cấp nước sinh hoạt nông thôn, phòng, chống thiên tai; triển khai hiệu quả chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

- Xây dựng cơ chế chính sách huy động hiệu quả nguồn lực để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ Quỹ phòng, chống thiên tai.

Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như thế nào?

Căn cứ tại Mục 2 Chương VI Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023, quy định giải pháp về phát triển nguồn nhân lực để thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như sau:

- Rà soát, đánh giá nguồn nhân lực ngành thủy lợi hiện có, xây dựng và triển khai kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng tham gia, đào tạo đa ngành, đa nghề; chú trọng nâng cao năng lực quản trị, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo.

- Củng cố, kiện toàn các tổ chức quản lý, khai thác để vận hành, khai thác hiệu quả và bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi; củng cố, nâng cao năng lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan quản lý đê điều, phòng chống thiên tại các cấp; tổ chức quản lý, hộ để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, công trình phòng, chống thiên tai.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo chuyên sâu, chuyên ngành về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai gắn với chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại.

- Thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực chuyển đổi số, ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu tiên công nghệ số trong quản lý, đầu tư hạ tầng và dịch vụ công trong lĩnh vực thủy lợi và phòng, chống thiên tai.

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học, thiết kế, xây dựng và quản lý, khai thác công trình thủy lợi, phỏng, chống thiên tai; tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho tổ chức thủy lợi cơ sở, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động trực tiếp tham gia vận hành công trình.

- Thực hiện chính sách đãi ngộ phù hợp, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động thủy lợi, phòng, chống thiên tai, hình thành đội ngũ chuyên gia ở trung ương và địa phương.

Một số giải pháp thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 tại Quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ như thế nào? (Hình từ internet)

Giải pháp về khoa học và công nghệ thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như thế nào?

Căn cứ tại Mục 3 Chương VI Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023, quy định giải pháp về khoa học và công nghệ để thực hiện Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 như sau:

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu và các tác động từ bên ngoài.

- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai; nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo lũ, lũ quét, lụt, hạn hán, thiếu nước, sạt lở; ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới trong thiết kế, xây dựng công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai.

- Ứng dụng công nghệ số, hạ tầng quản trị số, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, thông minh vào chỉ đạo điều hành, quản lý, khai thác, vận hành hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tại.

- Triển khai nghiên cứu, phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo dễ sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, tuần hoàn, tái sử dụng nước; quản lý nhu cầu sử dụng nước, đẩy mạnh áp dụng công nghệ, biện pháp tưới tiết kiệm nước, tăng hiệu quả sử dụng nước, giảm phát thải khí nhà kính.

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi nguồn nước tại các hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm; bảo vệ môi trường nước, kiểm soát chất lượng nước, quản lý, xử lý hiệu quả nguồn gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Chấn tâm động đất là gì? Nguyên nhân xảy ra động đất? Phân loại tác động của động đất theo thang MSK - 64?
Pháp luật
Độ sâu chấn tiêu của động đất là gì? Tin cảnh báo sóng thần có bắt buộc gồm thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất không?
Pháp luật
Công trình phòng chống sóng thần được xây dựng như thế nào? Phương án phòng chống sóng thần có những nội dung nào?
Pháp luật
Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
829 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào