Mẫu thang lương, bảng lương từ 01/7/2022 khi tăng lương tối thiểu vùng mà các doanh nghiệp cần biết?
Doanh nghiệp không còn phải đăng ký thang, bảng lương khi tăng lương tối thiểu vùng
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định, từ 01/01/2021, khi xây dựng thang, bảng lương thì người sử dụng lao động chỉ phải:
- Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
So với trước đây theo quy định tại Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời với việc công khai tại nơi làm việc.
Như vậy, doanh nghiệp không còn phải đăng ký thang, bảng lương khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022.
Mẫu thang lương, bảng lương khi điều chỉnh mức lương theo mức lương tối thiểu vùng mà các doanh nghiệp cần biết từ 01/7/2022?
Việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng được thực hiện như thế nào?
Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về một số nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu như sau:
+ Mức lương thấp nhất của chức danh công việc giản đơn nhất (tạp vụ…) không được thấp hơn Mức lương tối thiểu vùng;
+ Sau khi có quy định về mức lương tối thiểu vùng mới, Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
+ Theo quy định trước đó tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương thấp nhất đối với chức danh công việc qua đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với Mức lương tối thiểu vùng. Quy định này sẽ bị bãi bỏ từ ngày 01/7/2022), tuy nhiên, trên tinh thần của Nghị định 38/2022/NĐ-CP, khi điều chỉnh mức lương cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng, người sử dụng lao động phải đảm bảo người lao động có mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và những nội dung đã được thỏa thuận cam kết trước đó về mức lương cao hơn 7% phải được giữ nguyên, để đảm bảo lợi ích cho người lao động. Theo đó, đối với những hợp đồng lao động ký kết sau ngày 01/7/2022 thì người sử dụng lao động được thỏa thuận với người lao động về mức lương chỉ cần đảm bảo theo quy định về lương tối thiểu vùng mà không cần theo nguyên tắc này nữa.
Mẫu thang lương, bảng lương khi điều chỉnh mức lương theo mức lương tối thiểu vùng mà các doanh nghiệp cần biết từ 01/7/2022?
Theo Điều 93 Bộ Luật lao động 2019 quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau;
"Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện."
Trước đó, theo quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định về khoảng cách các bậc lương trong thang bảng lương như sau:
"Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%."
Từ ngày 01/2/2021 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật lao động 2019 không còn quy định đó nữa, tuy nhiên, khi lập thang lương, bảng lương cho người lao động, người sử dụng lao động cũng có thể tham khảo dựa vào quy định trên để lập thang bảng lương tham khảo áp dụng theo lương tối thiểu Vùng I như sau:
A/ BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP:
...
Tham khảo bảng lương chi tiết: Tại đây.
Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2022
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?