Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
- Cán bộ CSGT tổ chức cứu nạn, cứu hộ giải quyết ban đầu vụ tai nạn giao thông đường bộ ra sao?
- Khi giải quyết ban đầu vụ tai nạn giao thông, CSGT bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ thế nào?
Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 21 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định về biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như sau:
Các biểu mẫu sử dụng trong công tác điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông
...
3. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau đây:
...
c) Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu (Mẫu số 03/TNĐB);
Theo đó, Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như sau:
………………………………[1] ………………………………[2] | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BIÊN BẢN
XÁC ĐỊNH SƠ BỘ THIỆT HẠI BAN ĐẦU
Hồi...........giờ...........phút, ngày...........tháng............năm.........
tại: ....................................................................................
Cùng tiến hành lập biên bản xác định sơ bộ thiệt hại về người và tài sản đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra vào hồi: ... giờ ..... phút, ngày ...../....../.......... tại: .........................................................................
I. Thành phần gồm
1. Đại diện đơn vị chủ trì
- Ông/bà:.......................Cấp bậc................, chức vụ:..................
thuộc Cơ quan:................................................................
- Ông/bà:...................Cấp bậc..................., chức vụ:..................
thuộc Cơ quan:.........................................(là người lập biên bản).
2. Đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan
- Ông/bà:..............................................................................
thuộc Cơ quan:........................................................................
- Ông/bà:..................................................................................
thuộc Cơ quan:.......................................................................
3. Tổ chức, cá nhân có chức năng, điều kiện, kiến thức chuyên môn đánh giá thiệt hại
- Ông/bà:........................................................................
thuộc Cơ quan, tổ chức:...................Số điện thoại...................
- Ông/bà:.......................................
thuộc Cơ quan, tổ chức:..............................Số điện thoại...................
4. Người có liên quan trong vụ TNGT hoặc đại diện chủ phương tiện giao thông, người lái xe, chủ sở hữu hợp pháp của tài sản bị thiệt hại (nếu có):
- Ông/bà…………………………Nam/nữ:……………
Sinh ngày …. tháng … năm …… Quốc tịch ...……Nghề nghiệp…
Số Căn cước hoặc hộ chiếu:.........................Ngày cấp:................
Nơi cấp……………………………
Xem tiếp...
Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ |
*Lưu ý: Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ áp dụng từ ngày 1/1/2025!
Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Cán bộ CSGT tổ chức cứu nạn, cứu hộ giải quyết ban đầu vụ tai nạn giao thông đường bộ ra sao?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định về tổ chức cứu nạn, cứu hộ giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:
Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Quan sát hiện trường, phát hiện những mối nguy hiểm như: cháy, nổ, chất độc hại, nguy cơ gãy, đổ phương tiện, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị thương, người còn bị mắc kẹt trong các phương tiện hoặc có thể đe dọa đến lực lượng khám nghiệm, thực hiện các biện pháp khẩn cấp để phòng ngừa, ngăn chặn và báo cáo lãnh đạo đơn vị chỉ đạo phối hợp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân theo quy định tại Điều 14 Thông tư 62/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Công an nhân dân để tổ chức cứu nạn, cứu hộ, hạn chế thiệt hại;
- Xác định số người chết, bị thương; thông báo kịp thời cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất, nếu có người bị thương cần cấp cứu. Trường hợp người bị thương còn nguyên vị trí tại hiện trường sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ phải đánh dấu vị trí người bị nạn, xét thấy cần thiết thì tổ chức sơ cứu trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu; trường hợp sử dụng phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ để đưa người bị nạn đi cấp cứu phải đánh dấu vị trí của phương tiện, vị trí dấu vết trên phương tiện, ghi nhận những thông tin liên quan đến phương tiện và người điều khiển phương tiện (nếu có);
- Trường hợp đến hiện trường mà người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông đường bộ bị thương đã được đưa đi cấp cứu hoặc rời khỏi hiện trường, phải cử cán bộ xác minh nhân thân của nạn nhân; thông qua bác sĩ, nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cứu nạn nhân để xác minh nhanh tình trạng tổn thương cơ thể của nạn nhân;
- Trường hợp người bị nạn từ chối đi cấp cứu thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải lập Biên bản theo Mẫu biên bản số 02 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sau đây viết tắt là Nghị định 118/2021/NĐ-CP), ghi nhận sự việc này, có sự xác nhận của nhân viên y tế (nếu có), người chứng kiến;
- Trường hợp người bị nạn đã chết phải giữ nguyên vị trí và che đậy thi thể, không di chuyển các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ tại hiện trường (nếu vị trí thi thể có thể gây ùn tắc giao thông mà không có phương án phân luồng, giải phóng giao thông thì phải đánh dấu vị trí, chụp ảnh, ghi hình thi thể và vị trí của thi thể rồi nhanh chóng đưa vào vị trí thích hợp để bảo vệ);
- Trường hợp các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ bị hư hỏng, không còn hoạt động được thì phải thông báo cho các đơn vị có chức năng cứu hộ bố trí phương tiện cẩu, kéo chuyên dụng phù hợp đến hiện trường để cứu hộ phương tiện vào nơi thích hợp theo yêu cầu của cán bộ làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ. Mọi chi phí cứu hộ do chủ phương tiện chịu trách nhiệm chi trả.
Khi giải quyết ban đầu vụ tai nạn giao thông, CSGT bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định về bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:
(1) Sử dụng dây căng phản quang, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo cấm đường, biển chỉ dẫn hướng đi hoặc biển cảnh báo nguy hiểm và biển phụ, đèn chiếu sáng, đèn cảnh báo nguy hiểm được trang bị cho Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm để khoanh vùng bảo vệ hiện trường, bảo vệ an toàn cho cán bộ khám nghiệm hiện trường, có biện pháp bảo vệ tài sản của người bị nạn, hàng hoá trên phương tiện trong vụ tai nạn giao thông đường bộ;
(2) Bố trí cán bộ điều tiết giao thông tại khu vực hiện trường được khoanh vùng bảo vệ tối thiểu khoảng cách 70 mét (đối với đường bộ cao tốc tối thiểu là 100 mét) đồng thời đặt biển cảnh báo nguy hiểm, biển hạn chế tốc độ, biển chỉ dẫn cách 01 mét đến 02 mét phía trước cán bộ điều tiết giao thông để cảnh báo người điều khiển phương tiện đi qua khu vực hiện trường giảm tốc độ, chú ý quan sát không gây nguy hiểm cho lực lượng khám nghiệm hiện trường;
(3) Nếu có phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyên dụng của Cảnh sát giao thông được trang bị hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng thì cho phương tiện dừng sát lề đường bên phải phía trước khu vực hiện trường theo chiều đường có nhiều phương tiện lưu thông đến khu vực hiện trường, phía sau phương tiện phải được đặt các cọc tiêu hình chóp nón, biển cảnh báo nguy hiểm, biển hạn chế tốc độ, biển chỉ dẫn theo quy định, đồng thời bật hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng để cảnh báo cho các phương tiện khác biết.
Lưu ý: Thông tư 72/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?