Mẫu Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh tạm sử dụng rừng để thực hiện Dự án mới nhất năm 2024 theo Nghị định 27?
Mẫu Phương án tạm sử dụng rừng mới nhất năm 2024?
Hiện hành, mẫu Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh tạm sử dụng rừng để thực hiện dự án.
Mẫu Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh tạm sử dụng rừng để thực hiện Dự án mới nhất năm 2024 theo Nghị định 27?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 27/2024/NĐ-CP bổ sung Điều 42a Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị phê duyệt tạm sử dụng rừng gồm các tài liệu sau:
Tạm sử dụng rừng
......
Hồ sơ đề nghị phê duyệt tạm sử dụng rừng gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
c) Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đè nghị tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ (hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện rõ vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;
d) Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, hồ sơ đề nghị phê duyệt tạm sử dụng rừng gồm:
- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng;
- Một trong số các bản sao tài liệu sau: Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác của dự án, Quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án
Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đè nghị tạm sử dụng;
- Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập
Phương án tạm sử dụng rừng phải đáp ứng điều kiện gì để được phê duyệt?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 27/2024/NĐ-CP quy định điều kiện phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng như sau:
- Có dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư.
- Trường hợp dự án có cả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác (đối với phần diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng).
Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng có tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
- Chỉ cho phép tạm sử dụng rừng trong trường hợp dự án bắt buộc phải sử dụng trên diện tích có rừng do không thể bố trí trên diện tích đất khác.
Hạn chế tối đa diện tích tạm sử dụng rừng và chặt hạ cây rừng trong phạm vi diện tích được tạm sử dụng (không chặt hạ cây rừng có đường kính từ 20 cm trở lên ở vị trí từ mặt đất đến vị trí 1,3m của thân cây).
- Diện tích tạm sử dụng phải được điều tra, đánh giá về hiện trạng, trữ lượng, tác động của việc tạm sử dụng rừng đối với hệ sinh thái rừng.
Nội dung tác động vào rừng, trồng lại rừng, phục hồi rừng phải được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong Phương án tạm sử dụng rừng.
- Thời gian tạm sử dụng rừng phải được xác định rõ trong văn bản đề nghị quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng; không quá thời gian thực hiện dự án.
- Không tạm sử dụng rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, phạm vi diện tích rừng có các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm;
Không lợi dụng việc tạm sử dụng rừng để chặt, phá rừng, săn bắt động vật rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản trái quy định của pháp luật, hợp thức hóa gỗ và lâm sản khai thác trái pháp luật;
Không đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; không xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên, hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
- Việc trồng lại rừng được thực hiện ngay trong mùa vụ trồng rừng gần nhất tại địa phương nhưng không quá 12 tháng tính từ thời gian tạm sử dụng rừng kết thúc trong Phương án tạm sử dụng rừng được phê duyệt;
Bảo đảm diện tích rừng được phục hồi đáp ứng tiêu chí thành rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Như vậy, theo quy định mới thì từ năm 2024, Phương án tạm sử dụng rừng phải đáp ứng 7 điều kiện cụ thể trên để được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?