Mẫu phiếu được dùng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được quy định thế nào?
- Mẫu phiếu được dùng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được quy định thế nào?
- Hướng dẫn cách điền thông tin trên mẫu phiếu được dùng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện?
- Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân được thực hiện như thế nào?
- Khi nào sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong Hội đồng nhân dân?
Mẫu phiếu được dùng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được quy định thế nào?
Hiện nay, mẫu phiếu được dùng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện theo mẫu tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 85/2014/QH13 như sau:
Tải mẫu phiếu được dùng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện mới nhất Tại đây.
Mẫu phiếu được dùng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được quy định thế nào?
Hướng dẫn cách điền thông tin trên mẫu phiếu được dùng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện?
Trên mỗi phiếu được dùng để lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đều được đánh những số thứ tự trong ngoặc đơn.
Căn cứ vào số thứ tự trong ngoặc đơn đó để điền thông tin vào phiếu được dùng để lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng dẫn sau đây:
(1) Cấp đơn vị hành chính và tên địa phương.
(2) Tên địa danh.
(3) Tên các loại phiếu sử dụng trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân, cụ thể như sau:
- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân.
- Phiếu tín nhiệm đối với Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân.
- Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân.
(4) Ghi rõ họ và tên.
(5) Các chức vụ tương ứng với phạm vi những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu ghi trên tên phiếu ở phần (3).
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định về quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân như sau:
- Người được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này có báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
- Thường trực Hội đồng nhân dân gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp (nếu có) đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
- Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.
- Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể gửi văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm.
- Tại kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.
Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Hội đồng nhân dân thảo luận tại Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo trước Hội đồng nhân dân kết quả thảo luận tại Tổ đại biểu.
- Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu.
- Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
- Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.
- Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Khi nào sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong Hội đồng nhân dân?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định như sau:
Thời hạn và thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.
Như vậy, trong kỳ họp thường lệ của năm thứ 3 của mỗi nhiệm kỳ thì Hội đồng nhân dân sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?