Mẫu nhãn, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm của 9 loại hàng hóa nguy hiểm mới nhất 2024 như thế nào?
- Mẫu nhãn, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm của 9 loại hàng hóa nguy hiểm mới nhất 2024 như thế nào?
- Phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải đáp ứng điều kiện gì?
- Điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa?
Mẫu nhãn, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm của 9 loại hàng hóa nguy hiểm mới nhất 2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm như sau:
Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
1. Việc ghi nhãn hàng hóa nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
2. Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.
3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, kích thước và màu sắc theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
Theo đó, căn cứ Phụ lục III kèm theo Nghị định 34/2024/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ quy định mẫu nhãn, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm như sau:
Dưới đây là mẫu nhãn, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm:
- Loại 1:
- Loại 2:
- Loại 3:
- Loại 4:
- Loại 5:
- Loại 6:
- Loại 7:
- Loại 8:
- Loại 9:
Như vậy, trên đây là mẫu nhãn, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm của 9 loại hàng hóa nguy hiểm.
Mẫu nhãn, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm của 9 loại hàng hóa nguy hiểm mới nhất 2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 10 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.
Như vậy, từ ngày 15/5/2024, điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm:
(*) Đối với Người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:
- Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện:
+ Người điều khiển phải đảm bảo có đủ kỹ năng và được huấn luyện về an toàn hàng hóa nguy hiểm, có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện theo quy định.
- Điều kiện đối với người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ:
+ Phải được huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm mà họ làm việc, có giấy chứng nhận tương ứng.
(*) Đối với Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:
- Phương tiện phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết bị chuyên dùng theo quy định của pháp luật và Bộ quản lý chuyên ngành.
- Phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm đầy đủ và ở vị trí dễ quan sát.
- Sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm, phương tiện phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm.
Điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hóa nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này.
2. Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và tại cảng, bến thủy nội địa phải được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 14 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, thuyền viên hoặc người lái phương tiện thủy nội địa có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.
Như vậy, từ ngày 15/5/2024, điều kiện đối với phương tiện, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa bao gồm:
(*) Đối với Người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:
- Thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn về vận tải hàng hóa nguy hiểm, cũng như hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm.
- Người áp tải, thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm cần được huấn luyện và có giấy chứng nhận tương ứng về an toàn hàng hóa nguy hiểm.
(*) Đối với Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng các điều kiện tham gia giao thông theo quy định pháp luật, bao gồm việc dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm theo đúng quy định và làm sạch biểu trưng khi không còn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?