Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP ra sao?
- Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP ra sao?
- Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình gồm những gì?
- Ai được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình?
Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP ra sao?
Tại Mẫu số 14 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP có nêu rõ mẫu giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Tải mẫu giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình: Tại đây
Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP ra sao? (Hình từ Internet)
Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
- Nhân viên trực tiếp thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kỹ năng ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng kiểm soát cơn nóng giận; kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực; kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong gia đình.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng về tâm lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bị bạo lực gia đình.
- Nhân viên thực hiện các hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình và kiến thức, kỹ năng liên quan đến dịch vụ cung cấp.
Ai được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình có nêu rõ như sau:
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình và kiến thức, kỹ năng cần thiết khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, Chi hội trưởng của các đoàn thể và Ban Chỉ đạo công tác gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, người được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
- Người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
- Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, Chi hội trưởng của các đoàn thể và Ban Chỉ đạo công tác gia đình.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?