Mẫu đơn đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025?
- Mẫu đơn đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025?
- Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143 2024 như thế nào?
- Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm những gì?
- Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện ra sao?
Mẫu đơn đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025?
Ngày 01/11/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về Mẫu đơn đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025:
Tải Mẫu đơn đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025 tại đây.
Mẫu đơn đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025?
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143 2024 như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
...
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
a) Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.
4. Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với phương thức đóng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
b) Lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng.
c) Ngay khi đăng ký lại bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Điều 17 của Nghị định này.
Theo quy định trên, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng 4;
- Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng 4.
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm những gì?
Tại Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bao gồm:
- Giám định mức suy giảm khả năng lao động.
- Trợ cấp tai nạn lao động.
Theo đó, để hưởng chế độ nêu trên, tại Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động như sau:
- Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
+ Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
- Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
+ Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
+ Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
+ Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Theo đó, để hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thì người lao động cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định như đã nêu trên.
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện ra sao?
Tại Điều 23 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động hoặc thân nhân người lao động bị nạn nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội đã đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong thời hạn như sau:
a) 30 ngày, kể từ ngày nhận được Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
b) 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bị chết.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do.
Theo quy định trên, việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bao gồm các bước sau:
Bước 1: Người lao động hoặc thân nhân người lao động bị nạn nộp hồ sơ t heo quy định tại Điều 22 Nghị định 143/2024/NĐ-CP cho cơ quan bảo hiểm xã hội đã đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện trong thời hạn:
- 30 ngày, kể từ ngày nhận được Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa
- 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bị chết.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động;
Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do.
Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?