Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước biển từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước biển từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước biển bao gồm những gì?
- Thẩm quyền gia hạn giấy phép khai thác nước biển phục vụ hoạt động kinh doanh nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền ra sao?
- Điều kiện gia hạn giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định ra sao?
Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước biển từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục I Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước biển như sau:
- Mẫu số 08: Đơn đề nghị gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác nước biển.
Theo đó, Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước biển như sau:
>> Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước biển: Tải về
Lưu ý:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Ghi Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 54/2024/NĐ-CP).
(2) Ghi đầy đủ thông tin liên hệ của tổ chức/cá nhân, ngoài ra ghi rõ số điện thoại, email của người đại diện theo pháp luật của tổ chức/cá nhân.
(3) Trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép mà chủ giấy phép có nhu cầu cấp lại giấy phép do tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi thì phải ghi rõ lý do kèm theo các tài liệu chứng minh.
Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước biển từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước biển bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước biển bao gồm:
Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước mặt, nước biển bao gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
+ Đề án khai thác nước và tình hình thực hiện giấy phép;
+ Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước (trừ trường hợp gia hạn giấy phép khai thác nước mặt, nước biển).
Như vậy, trên đây là hồ sơ cần chuẩn bị đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước biển.
Thẩm quyền gia hạn giấy phép khai thác nước biển phục vụ hoạt động kinh doanh nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền ra sao?
Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền gia hạn giấy phép khai thác nước biển như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất và kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất, bao gồm:
...
h) Khai thác nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền có quy mô khai thác từ 1.000.000 m³/ngày đêm trở lên;
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền gia hạn giấy phép khai thác nước biển phục vụ hoạt động kinh doanh nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền có quy mô khai thác từ 1.000.000 m³/ngày đêm trở lên.
Điều kiện gia hạn giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định ra sao?
Căn cứ khoản Điều 9 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định điều kiện gia hạn giấy phép khai thác tài nguyên nước như sau:
Gia hạn giấy phép
1. Việc gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác tài nguyên nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 55, Điều 56 và Điều 57 của Luật Tài nguyên nước và các điều kiện sau đây:
a) Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày;
b) Đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
c) Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
Như vậy, để được gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất hoặc khai thác tài nguyên nước, các tổ chức và cá nhân cần tuân thủ các điều kiện sau:
- Giấy phép hiện tại vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn phải được nộp trước khi giấy phép cũ hết hiệu lực ít nhất 45 ngày.
- Đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
- Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
Lưu ý: Đối với trường hợp giấy phép khai thác tài nguyên nước hết hiệu lực hoặc giấy phép vẫn còn hiệu lực nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép không được chủ giấy phép nộp đúng thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 54/2024/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân nộp trước ngày giấy phép đã được cấp trước đó hết hiệu lực thì thời điểm hiệu lực ghi trong giấy phép được tính nối tiếp với thời điểm hết hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó.
Lưu ý: Nghị định 54/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?