Mẫu đơn Đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Mẫu đơn Đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Nội dung của giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm những nội dung chính gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất?
- Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất được quy định như thế nào?
Mẫu đơn Đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
Căn cứ tại Phần I Phụ lục I Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định về mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước biển như sau:
- Mẫu số 01: Đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất
Theo đó, Mẫu 01 đơn Đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất như sau:
>> Mẫu đơn Đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất: Tải về
Lưu ý:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Ghi Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 54/2024/NĐ-CP).
(2) Ghi rõ địa chỉ cụ thể hoặc thôn/ấp...,xã/phường..., huyện/quận..., tỉnh/thành phố...., nơi bố trí công trình thăm dò; trường hợp công trình thăm dò bố trí trong nhiều đơn vị hành chính thì ghi cụ thể các đơn vị hành chính nơi đặt các công trình thăm dò. Ghi rõ tọa độ các điểm góc giới hạn phạm vi bố trí công trình thăm dò theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu 30.
(3) Ghi rõ thăm dò nước dưới đất để cấp nước cho mục đích: sinh hoạt, sản xuất, tưới, nuôi trồng thủy sản....; trường hợp thăm dò để cấp nước cho nhiều mục đích thì ghi rõ dự kiến lưu lượng để cấp cho từng mục đích.
(4) Ghi rõ tổng số giếng, tổng lưu lượng thăm dò (m3/ngày đêm) và dự kiến lưu lượng của từng giếng.
(5) Ghi rõ tên tầng chứa nước (có áp/không áp), chiều sâu dự kiến của các giếng thăm dò; trường hợp thăm dò nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ các tầng thăm dò, số lượng giếng, lưu lượng dự kiến thăm dò trong từng tầng chứa nước.
(6) Ghi rõ thời gian bắt đầu thi công, dự kiến thời gian hoàn thành công tác thi công, thời gian hoàn thành công tác lập đề án/báo cáo kết quả thăm dò.
Mẫu đơn Đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Nội dung của giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm những nội dung chính gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định nội dung chính của giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
- Mục đích thăm dò nước dưới đất;
- Quy mô thăm dò nước dưới đất;
- Vị trí công trình thăm dò nước dưới đất;
- Số lượng giếng, chiều sâu giếng, tầng chứa nước thăm dò;
- Thời hạn của giấy phép;
- Các yêu cầu, nghĩa vụ trong việc thăm dò nước dưới đất.
Như vậy, trên đây là những nội dung chính của giấy phép thăm dò nước dưới đất.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 15 và khoản 2 Điều 15 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất và kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất, bao gồm:
a) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm trở lên;
...
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất với các trường hợp có quy mô khác quy định tại khoản 1 Điều này; tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất với công trình có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm trở lên.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất với các trường hợp có quy mô khác quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 54/2024/NĐ-CP;
Tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều 8 của Nghị định 54/2024/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất như sau:
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
+ Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc trực tuyến tại cổng dịch vụ công cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
+ Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định 54/2024/NĐ-CP để tổ chức thẩm định.
- Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác tài nguyên nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):
+ Trong thời hạn 42 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 54/2024/NĐ-CP, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm gửi thông báo nộp phí thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
++ Đối với công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi theo quy định tại khoản 7 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước 2023 thì cơ quan thẩm định thực hiện lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi về tác động của việc khai thác nước dưới đất của công trình đề nghị cấp phép đến an toàn công trình thủy lợi.
++ Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan thẩm định hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo rõ lý do bằng văn bản;
+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan thẩm định hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 24 ngày;
+ Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan thẩm định hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Nghị định 54/2024/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?