Mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm theo Thông tư 29/2024 ra sao? Tải mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm?

Mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm theo Thông tư 29/2024 ra sao? Tải mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm?

Mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm theo Thông tư 29/2024 ra sao? Tải mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm?

>> Xem thêm: Mẫu báo cáo giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường và hướng dẫn điền theo Thông tư 29

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT.

Như vậy, mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm được thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT như sau:

Tải về Mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm

Trên đây là mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm.

Mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm theo Thông tư 29/2024 ra sao? Tải mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm? (Hình từ internet)

Mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm theo Thông tư 29/2024 ra sao? Tải mẫu công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm? (Hình từ internet)

Tiền học thêm được thu và quản lý thế nào theo Thông tư 29/2024?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về thu và quản lý tiền học thêm như sau:

- Kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

- Cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm sẽ thỏa thuận mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường.

- Việc thu, quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.

Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm như sau:

- Tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Quản lý giáo viên đang dạy học tại nhà trường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên đang dạy học tại nhà trường.

- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí trực tiếp về chất lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường; việc quản lí, sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định.

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

- Tiếp nhận và xử lý ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.

Theo đó, trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm, Hiệu trưởng có những trách nhiệm theo quy định đã nêu trên.

*Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:

- Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:

+ Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

+ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

+ Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

- Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 bao gồm:

+ Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

+ Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Giáo dục 2019.

Trên đây là quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông.

Dạy thêm học thêm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phụ lục 3 Thông tư 29? Mẫu Phụ lục 3 Thông tư 29 về dạy thêm học thêm? Hướng dẫn điền mẫu Phụ lục 3?
Pháp luật
Đã có Công văn 1875 triển khai phần mềm quản lý dạy thêm học thêm tại TPHCM? Nguyên tắc dạy thêm học thêm ra sao?
Pháp luật
Link truy cập phần mền quản lý dạy thêm học thêm TP HCM? Mục đích triển khai phần mềm quản lý dạy thêm bởi Sở GD và ĐT TPHCM?
Pháp luật
Dạy thêm ở trường chỉ được tổ chức khi được cha mẹ học sinh đồng ý đúng không? Dạy thêm ở trường tối đa không quá bao nhiêu học sinh?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thanh tra hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn quản lí không?
Pháp luật
Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường có được đứng tên hộ kinh doanh dạy thêm hay không? Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường có phải xin phép hiệu trưởng không?
Pháp luật
Mẫu thông báo tuyển dụng giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường? Tải về Mẫu thông báo tuyển dụng giáo viên?
Pháp luật
UBND cấp tỉnh có được xử lý vi phạm hoạt động dạy thêm không? Nội dung dạy thêm phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Dạy thêm hè có được dạy trước chương trình học ở trường không? Trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm hè tại địa phương?
Pháp luật
Nam Định ban hành quy định mới về dạy thêm học thêm 2025? Tải về Quyết định 46/2025/QĐ-UBND?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dạy thêm học thêm
603 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào