Mẫu Biên bản họp Tổ kiểm toán Nhà nước mới nhất như thế nào? Mẫu Biên bản mới khi nào được đưa vào áp dụng?
Mẫu Biên bản họp Tổ kiểm toán Nhà nước mới nhất là Mẫu nào?
Căn cứ Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN ngày 10/01/2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Mẫu Biên bản họp Tổ kiểm toán Nhà nước mới nhất hiện nay là Mẫu số 13/BBKT Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Biên bản họp Tổ kiểm toán để ghi nội dung họp Tổ kiểm toán trong các trường hợp sau:
- Thảo luận về Dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán trước khi báo cáo Trưởng đoàn kiểm toán và thông qua đơn vị;
- Thảo luận các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán và các vấn đề khác mà Tổ kiểm toán thấy cần thiết.
Tải Mẫu Biên bản họp Tổ kiểm toán Nhà nước mới nhất Tại đây.
Mẫu Biên bản họp Tổ kiểm toán Nhà nước mới nhất là Mẫu nào? Mẫu Biên bản mới khi nào được đưa vào áp dụng? (Hình từ Internet)
Cách ghi Biên bản họp Tổ kiểm toán Nhà nước ra sao?
Biên bản họp Tổ kiểm toán được lập khi họp Tổ kiểm toán để triển khai, giải quyết các nội dung liên quan đến hoạt động kiểm toán của Tổ kiểm toán; Tổ trưởng tổ kiểm toán chủ trì cuộc họp và phân công thư ký ghi chép Biên bản cuộc họp theo quy định.
Theo đó, căn cứ nội dung tại Mẫu số 13/BBKT Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN. Biên bản họp Tổ kiểm toán Nhà nước được hướng dẫn cách ghi như sau:
- Phần ghi thời gian, địa điểm: Ghi tên đơn vị được kiểm toán.
- Phần Nội dung: Ghi rõ những nội dung thảo luận trong cuộc họp Biên bản kiểm toán và Dự thảo Thông báo kết quả kiểm toán.
- Phần Ý kiến tham gia: Ghi ý kiến của các thành viên tham gia cuộc họp bao gồm cả các ý kiến thống nhất và ý kiến không thống nhất về các nội dung đưa ra thảo luận trong cuộc họp.
- Phần Ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo đoàn kiểm toán: Ghi ý kiến chỉ đạo của Kiểm toán trưởng, Phó kiểm toán trưởng, Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán tham gia tại cuộc họp (nếu có).
- Phần Kết luận của Tổ trưởng: Ghi kết luận của Tổ trưởng về những nội dung đưa ra thảo luận trong cuộc họp (ghi đầy đủ ý kiến thống nhất, ý kiến không thống nhất và ghi rõ nguyên nhân).
Trong đó, nêu rõ những thay đổi (nếu có) và nguyên nhân thay đổi về kết quả kiểm toán so với Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của kiểm toán viên .
- Phần Ý kiến bảo lưu của kiểm toán viên (nếu có): Ghi những ý kiến bảo lưu của Kiểm toán viên về những nội dung không thống nhất với kết luận của Tổ trưởng tổ kiểm toán (kèm theo các bằng chứng chứng minh cho ý kiến bảo lưu).
- Biên bản phải thông qua tại cuộc họp, có đủ chữ ký của tổ trưởng, thư ký và các kiểm toán viên trong tổ tham gia cuộc họp.
Như vậy, Biên bản họp Tổ kiểm toán Nhà nước được ghi theo những nội dung nêu trên. Sau khi hoàn thành, Biên bản họp Tổ kiểm toán được quản lý trong hồ sơ kiểm toán theo quy định về danh mục hồ sơ kiểm toán; chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác và huỷ hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Mẫu Biên bản họp Tổ kiểm toán Nhà nước mới nhất được đưa vào áp dụng khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN như sau:
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 01/2020/QĐ-KTNN ngày 26 ngày 6 năm 2020 của Tổng Kiểm toán nhà nước, các quy định có liên quan đến Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán.
Theo nội dung trên thì thời gian Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN có hiệu lực là ngày 25/02/2023. Mẫu Biên bản họp Tổ kiểm toán Nhà nước cũng được đưa vào áp dụng kể từ ngày này.
Xem chi tiết tại Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?