Mẫu báo cáo hằng năm về kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro của công ty tài chính Thông tư 14/2023/TT-NHNN ra sao?
Mẫu báo cáo hằng năm về kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro của công ty tài chính Thông tư 14/2023/TT-NHNN?
Tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-NHNN có nêu rõ mẫu báo cáo hằng năm về kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro của công ty tài chính có dạng như sau:
Tải mẫu báo cáo hằng năm về kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro của công ty tài chính: Tại đây
Mẫu báo cáo hằng năm về kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro của công ty tài chính Thông tư 14/2023/TT-NHNN?
Thời hạn gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước hằng năm về kiểm soát nội bộ của công ty tài chính là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải lập báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ theo các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
a) Báo cáo hằng năm về kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro (Phụ lục số 01);
b) Báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ (Phụ lục số 02);
c) Báo cáo đột xuất về kiểm toán nội bộ.
2. Báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ phải cập nhật các tồn tại, hạn chế, rủi ro phát sinh (nếu có) trong toàn bộ tổ chức tín dụng phi ngân hàng (bao gồm các bộ phận tại trụ sở chính; chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác của tổ chức tín dụng phi ngân hàng).
3. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Báo cáo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Trong thời hạn 45 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính;
b) Báo cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: Trong thời hạn 60 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính;
c) Báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: Trong thời hạn 15 ngày làm việc từ ngày kết thúc kiểm toán nội bộ đột xuất (bao gồm việc phê duyệt của Ban Kiểm soát).
4. Thời hạn chốt số liệu báo cáo là thời điểm kết thúc năm tài chính.
5. Báo cáo được lập bằng văn bản, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
Theo đó, thời hạn gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước hằng năm về kiểm soát nội bộ là trong 45 ngày từ ngày kết thúc năm tài chính.
Báo cáo nội bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty tài chính bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Báo cáo nội bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Báo cáo nội bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm:
a) Báo cáo nội bộ về kiểm soát nội bộ;
b) Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng;
c) Báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động;
d) Báo cáo nội bộ kết quả kiểm toán nội bộ.
2. Báo cáo nội bộ về kiểm soát nội bộ bao gồm đánh giá về hoạt động kiểm soát theo nội dung quy định tại Điều 14 Thông tư này và nội dung khác theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
3. Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Chất lượng tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng, danh mục cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng và theo sản phẩm;
b) Khoản cấp tín dụng có vấn đề, các biện pháp xử lý khoản cấp tín dụng có vấn đề;
c) Khách hàng có dư nợ tín dụng thực tế cao hơn hạn mức rủi ro tín dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Thông tư này;
d) Tình hình trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng;
đ) Cảnh báo sớm khả năng vi phạm các giới hạn, hạn mức rủi ro tín dụng;
e) Các vi phạm về quản lý rủi ro tín dụng và lý do vi phạm;
g) Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro tín dụng;
h) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý rủi ro tín dụng của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
4. Báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Các trường hợp phát sinh rủi ro hoạt động trong kỳ báo cáo và lý do;
b) Số liệu tổn thất do rủi ro hoạt động, các biện pháp xử lý tổn thất và duy trì hoạt động liên tục (nếu có);
c) Sự kiện, tác động bên ngoài ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
d) Tình hình hoạt động thuê ngoài và quản lý rủi ro hoạt động đối với hoạt động thuê ngoài;
đ) Thay đổi về ứng dụng công nghệ (nếu có) và tình hình quản lý rủi ro hoạt động trong ứng dụng công nghệ;
e) Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro hoạt động;
g) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý rủi ro hoạt động của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
5. Báo cáo nội bộ kết quả kiểm toán nội bộ (kiểm toán nội bộ định kỳ hăng năm và kiểm toán nội bộ đột xuất) bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tình hình thực hiện nội dung, phạm vi kiểm toán trong năm tài chính;
b) Việc tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), cá nhân, bộ phận;
c) Sự phù hợp, tuân thủ quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này của cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về giám sát của quản lý cấp cao kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro;
d) Các tồn tại, hạn chế được phát hiện khi thực hiện kiểm toán nội bộ và các kiến nghị đối với cấp có thẩm quyền và các bộ phận liên quan;
đ) Các nội dung khác theo quy định nội bộ của Ban Kiểm soát của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
.....
Theo đó, báo cáo nội bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm:
- Báo cáo nội bộ về kiểm soát nội bộ;
- Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng;
- Báo cáo nội bộ về rủi ro hoạt động;
- Báo cáo nội bộ kết quả kiểm toán nội bộ.
Thông tư 14/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?