Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024?
Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024 như sau:
BÁO CÁO đề nghị thi hành kỷ luật ...................... (tên tổ chức đảng hoặc họ và tên, chức vụ, nơi công tác của đảng viên vi phạm) ------ I. SƠ YẾU LÝ LỊCH (Nếu đề nghị đối với tổ chức đảng thì nêu Khái quát đặc điểm, tình hình của tổ chức đảng). - Họ và tên: ; Bí danh: - Năm sinh: - Quê quán: - Nơi ở hiện nay: - Chức vụ về Đảng, chính quyền, đoàn thể: - Nơi công tác: - Dân tộc: ; Tôn giáo: - Trình độ học vấn; lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ: - Ngày vào Đảng: ; Ngày chính thức: - Quá trình công tác (nêu khái quát quá trình công tác, các chức vụ chính đã qua): - Khen thưởng: (các loại huân chương, huy chương, bằng khen đã được tặng thưởng). - Kỷ luật: (nếu đã bị thi hành kỷ luật, ghi rõ thời gian, hình thức kỷ luật, nội dung vi phạm, cấp quyết định). II. NỘI DUNG VI PHẠM Nêu đầy đủ, chính xác các nội dung vi phạm của đảng viên. III. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ ... ...Xem tiếp... TẢI VỀ Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024. |
Lưu ý: Mẫu báo cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo, cần được điều chỉnh phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên như sau:
(1) Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
(2) Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại (i, ii 2) thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
(i) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
(ii) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật, tăng nặng mức kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên ra sao?
Căn cứ theo Điều 5, 6 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật, tăng nặng mức kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên như sau:
Tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật
Trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau thì được xem xét, giảm nhẹ mức kỷ luật:
(1) Đối với tổ chức đảng
- Chủ động, kịp thời báo cáo vi phạm với tổ chức đảng cấp trên, thái độ kiểm điểm nghiêm túc, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với vi phạm.
- Chủ động cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ phản ánh đầy đủ, trung thực về vi phạm.
- Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục cơ bản, kịp thời hậu quả do vi phạm của tổ chức mình gây ra trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
- Giúp tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra, xem xét, xử lý chính xác, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm.
(2) Đối với đảng viên
- Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
- Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.
- Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
- Vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định, không thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 14 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022.
Tình tiết tăng nặng mức kỷ luật
Trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau thì phải xem xét, tăng nặng mức kỷ luật:
(1) Đối với tổ chức đảng
- Không kịp thời khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, vi phạm theo kết luận của tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền; không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm.
- Trù dập người đấu tranh, tố cáo, làm chứng, cung cấp chứng cứ vi phạm; đối phó, cản trở, gây khó khăn, trở ngại quá trình thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm; bao che, che giấu vi phạm.
- Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; đe dọa, ép buộc không để người khác cung cấp chứng cứ, tài liệu; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, tiêu hủy tài liệu và chứng cứ liên quan đến vi phạm; lập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ giả để đối phó.
- Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh để trục lợi.
- Vi phạm từ lần 2 trở lên, có tính hệ thống hoặc đã bị kỷ luật nhưng tiếp tục vi phạm; cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian xem xét xử lý, khắc phục, làm cho tình hình tổ chức, cơ quan, đơn vị ngày càng phức tạp.
- Biết mà không ngăn chặn hoặc để cán bộ, đảng viên thuộc tổ chức mình trực tiếp quản lý xảy ra tham nhũng, tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng.
(2) Đối với đảng viên
- Đã được tổ chức đảng yêu cầu kiểm điểm nhưng không thực hiện, không sửa chữa khuyết điểm, vi phạm. Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm, hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; gây thiệt hại về vật chất phải bồi hoàn nhưng không bồi hoàn, không khắc phục hậu quả hoặc khắc phục không đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, không tự giác nộp lại tiền, tài sản do vi phạm mà có.
- Đối phó, quanh co, cản trở quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Bao che cho người vi phạm; đe dọa, trù dập, trả thù người đấu tranh, tố cáo, người làm chứng, người cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm.
- Vi phạm có tổ chức, là người chủ mưu; cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm; che giấu, sửa chữa, tiêu hủy chứng cứ, tạo lập tài liệu, hồ sơ, chứng cứ giả.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh thực hiện chính sách an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh để trục lợi. Ép buộc, vận động, tổ chức, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?