Mẫu 3-KNĐ giấy giới thiệu người vào Đảng mới nhất 2024 theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW như thế nào?
Mẫu 3-KNĐ giấy giới thiệu người vào Đảng mới nhất 2024 theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW như thế nào?
Mẫu giấy giới thiệu người vào Đảng mới nhất 2024 là mẫu 3-KNĐ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 như sau:
Tải về Mẫu 3-KNĐ giấy giới thiệu người vào Đảng mới nhất 2024.
Mẫu 3-KNĐ giấy giới thiệu người vào Đảng mới nhất 2024 theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ kết nạp Đảng viên mới nhất 2024 có những tài liệu gì?
Theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần II Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 nêu rõ hồ sơ cần có từ khi Đảng viên được xem xét kết nạp đến khi được chuyển thành Đảng viên chính thức hiện nay như sau:
- Khi xem xét kết nạp vào Đảng
(1) Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng;
(2) Đơn xin vào Đảng;
(3) Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo;
(4) Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;
(5) Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở (nếu có);
(6) Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng;
- Sau khi chi bộ xét, đồng ý kết nạp vào Đảng
(1) Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của chi bộ;
(2) Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có);
(3) Nghị quyết xét, đề nghị kết nạp đảng viên của đảng ủy cơ sở;
(4) Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền;
(5) Lý lịch đảng viên;
(6) Phiếu đảng viên.
- Khi đảng viên đã được công nhận chính thức có thêm các tài liệu sau:
(1) Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới;
(2) Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị;
(3) Bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;
(4) Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi đảng viên dự bị sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị;
(5) Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của chi bộ;
(6) Báo cáo thẩm định của đảng ủy bộ phận (nếu có);
(7) Nghị quyết xét, đề nghị công nhận đảng viên chính thức của đảng ủy cơ sở;
(8) Quyết định công nhận đảng viên chính thức và quyết định phát thẻ đảng viên, quyết định tặng Huy hiệu Đảng của cấp ủy có thẩm quyền;
(9) Các bản bổ sung hồ sơ đảng viên hằng năm;
(10) Các bản thẩm tra, kết luận về lý lịch đảng viên (nếu có);
(11) Các quyết định của cấp có thẩm quyền về điều động, bổ nhiệm, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyên ngành, phục viên, xuất ngũ, kỷ luật, khen thưởng; bản sao các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học...;
(12) Hệ thống giấy giới thiệu sinh hoạt đảng từ khi vào Đảng;
(13) Các bản tự kiểm điểm hằng năm (của 03 năm gần nhất) và khi chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên.
Lưu ý:
- Ngoài những tài liệu trên, những tài liệu khác kèm theo trong hồ sơ đảng viên đều là tài liệu tham khảo.
- Các tài liệu trong hồ sơ đảng viên (trừ phiếu đảng viên được sắp xếp quản lý theo quy định riêng) được ghi vào bản mục lục tài liệu và sắp xếp theo trình tự như trên, đưa vào túi hồ sơ để quản lý; bản mục lục các tài liệu trong hồ sơ đảng viên phải được cấp ủy quản lý hồ sơ đảng viên kiểm tra, xác nhận, ký và đóng dấu cấp ủy.
Điều kiện để được kết nạp Đảng hiện nay là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021. Cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau đây để được xem xét kết nạp vào Đảng:
(1) Về tuổi đời:
- Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
- Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện:
+ Có sức khoẻ và uy tín;
+ Đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt;
+ Được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
(2) Về trình độ học vấn:
- Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
- Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.
Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học.
Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.
(3) Thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng.
(4) Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.
(5) Bồi dưỡng nhận thức về Đảng:
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
(6) Có đơn tự nguyện xin vào Đảng:
Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
(7) Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ:
Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
(8) Được hai đảng viên chính thức giới thiệu:
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Đáp ứng các điều kiện vừa nêu, quần chúng sẽ được xem xét kết nạp vào Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?