Mẫu 02B Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu Thông tư 22/2024 áp dụng từ năm 2025 ra sao?
Mẫu 02B Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu Thông tư 22/2024 áp dụng từ năm 2025 ra sao?
Ngày 17/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 06/2024/TT- BKHĐT hướng dẫn việc cung cấp đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trong đó, có quy định mới về Mẫu 02B Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Cụ thể, Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là Mẫu số 02B ban hành kèm theo Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT như sau:
Tải về Mẫu 02B Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu áp dụng từ năm 2025
Mẫu 02B Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu Thông tư 22/2024 áp dụng từ năm 2025 ra sao? (Hình từ Internet)
Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 128 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Các tài liệu là căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
d) Tài liệu khác có liên quan.
2. Nội dung thẩm định bao gồm:
Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan về các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Xem xét tính phù hợp, đầy đủ của cơ sở pháp lý của việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và những lưu ý cần thiết (nếu có).
Đối với gói thầu đấu thầu trước, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quy định tại Điều 42 của Luật Đấu thầu;
b) Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu:
Xem xét sự phù hợp của việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu; việc phân chia thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và sự hợp lý về quy mô gói thầu;
c) Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung: xem xét sự phù hợp về các nội dung tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu và về sự tuân thủ hoặc phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật khác có liên quan cũng như yêu cầu của dự án, dự toán mua sắm và những lưu ý cần thiết khác (nếu có) đối với phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu; xem xét sự phù hợp của tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có) so với tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm thì xem xét sự phù hợp của tổng giá trị các phần công việc so với dự toán mua sắm của năm ngân sách, năm tài chính và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách, năm tài chính tiếp theo.
3. Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:
a) Khái quát nội dung chính của dự án, dự toán mua sắm;
b) Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đối với các nội dung không thống nhất với dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đơn vị thẩm định phải đưa ra lý do cụ thể và đề xuất biện pháp giải quyết để trình người có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xem xét, quyết định;
d) Các ý kiến khác (nếu có).
Theo đó, báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung sau:
- Khái quát nội dung chính của dự án, dự toán mua sắm;
- Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đối với các nội dung không thống nhất với dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đơn vị thẩm định phải đưa ra lý do cụ thể và đề xuất biện pháp giải quyết để trình người có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xem xét, quyết định;
- Các ý kiến khác (nếu có).
Tổ thẩm định có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động đấu thầu?
Căn cứ tại Điều 81 Luật Đấu thầu 2023 quy định trách nhiệm của tổ thẩm định như sau:
- Hoạt động độc lập, khách quan khi tiến hành thẩm định.
- Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan.
- Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, người có thẩm quyền, chủ đầu tư về kết quả thẩm định và các công việc được giao theo quy định tại Điều 81 Luật Đấu thầu 2023.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đấu thầu 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?