Luật Tài nguyên nước 2023 quy định trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra như thế nào?
- Luật Tài nguyên nước 2023 quy định trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra như thế nào?
- Phòng, chống và khắc phục tác hại của nước do thiên tai gây ra được quy định ra sao?
- Trách nhiệm phòng, chống hạn hán, thiếu nước, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo của các cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
Luật Tài nguyên nước 2023 quy định trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra như thế nào?
Theo Điều 61 Luật Tài nguyên nước 2023 thì trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra được quy định như sau:
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2023 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra được quy định như thế nào theo Luật Tài nguyên nước 2023? (Hình từ internet)
Phòng, chống và khắc phục tác hại của nước do thiên tai gây ra được quy định ra sao?
Theo Điều 62 Luật Tài nguyên nước 2023 thì việc phòng, chống và khắc phục tác hại của nước do thiên tai gây ra được quy định như sau:
Việc phòng, chống và khắc phục tác hại của lũ, lụt, nước biển dâng, mưa đá, mưa axít và các tác hại khác của nước do thiên tai gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật về đê điều, pháp luật về phòng, chống thiên tai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trách nhiệm phòng, chống hạn hán, thiếu nước, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo của các cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 63 Luật Tài nguyên nước 2023 thì trách nhiệm phòng, chống hạn hán, thiếu nước, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo của các cơ quan nhà nước được quy định như sau:
- Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, tìm kiếm nguồn nước để chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước; xây mới, cải tạo, phục hồi các hồ, ao và các công trình khác có chức năng cấp nước, điều hòa, phòng, chống ngập úng nhân tạo; ưu tiên tận dụng các moong khai thác khoáng sản, đất, vật liệu xây dựng sau khi dừng khai thác và bảo đảm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan tạo thành hồ chứa để điều hoà, tích trữ nước, cấp nước, tạo cảnh quan.
- Nhà nước ưu tiên thực hiện các giải pháp thu trữ, thoát nước mưa đồng bộ, tổng thể để giảm thiểu ngập úng đô thị.
- Quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, quy hoạch giao thông phải hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, san lấp hồ, ao, đầm, phá và có giải pháp tích trữ, tiêu thoát nước mưa bảo đảm không gây ngập úng nhân tạo.
- Hạn chế tối đa việc cống hoá sông, suối, kênh, mương, rạch để bảo đảm khả năng tiêu thoát nước và giảm thiểu ngập úng nhân tạo, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh.
- Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình điều tiết, tích trữ nước tại khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, lụt để bảo đảm an toàn chống lũ, chống hạn, kiểm soát mặn.
- Hồ, ao, đầm, phá có chức năng điều hoà, cấp nước, phòng, chống ngập úng, tạo cảnh quan, môi trường và bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hoá, đa dạng sinh học phải được lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp và công bố để quản lý, bảo vệ.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường lập, công bố, điều chỉnh danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp đối với hồ, ao, đầm, phá thuộc nguồn nước mặt liên tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, công bố, điều chỉnh danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp đối với hồ, ao, đầm, phá thuộc nguồn nước mặt nội tỉnh.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, tài nguyên nước theo thẩm quyền; xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán, thiếu nước theo thời gian thực trên nền tảng công nghệ số và chỉ đạo, giám sát việc thực hiện phương án điều hoà, phân phối tài nguyên nước quy định tại Điều 35 Luật Tài nguyên nước 2023 và Điều 36 Luật Tài nguyên nước 2023.
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, quy chuẩn quốc gia về công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm tăng khả năng thấm, tích trữ, tiêu thoát nước mưa, bảo đảm bổ cập nước dưới đất và không gây ngập úng.
- Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm bảo đảm khả năng tiêu thoát nước, không gây cản trở dòng chảy, ngập lụt trên các lưu vực sông trong quá trình thiết kế, xây dựng hạ tầng giao thông.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?