Luật Chứng khoán mới nhất hiện nay là luật nào? Những văn bản nào còn hiệu lực hướng dẫn Luật Chứng khoán?
Luật Chứng khoán mới nhất hiện nay là luật nào?
Ngày 26/11/2019, Quốc Hội chính thức thông qua Luật Chứng khoán 2019 và Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ thông tin, văn bản hoặc dự thảo nào về việc ban hành Luật Chứng khoán mới để thay thế cho Luật Chứng khoán 2019.
Do đó, hiện nay Luật Chứng khoán 2019 vẫn sẽ có hiệu lực và tiếp tục được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.
Luật Chứng khoán mới nhất hiện nay là luật nào? Những văn bản nào có hiệu lực hướng dẫn Luật Chứng khoán? (Hình từ Internet)
Những Nghị định nào còn hiệu lực hướng dẫn Luật Chứng khoán?
Hiện nay, những Nghị định được sử dụng để hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán 2019, bao gồm:
- Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
- Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
- Nghị định 128/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
- Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán.
- Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
- Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Những Thông tư nào còn hiệu lực hướng dẫn Luật Chứng khoán?
- Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư 117/2020/TT-BTC quy định về phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư 121/2020/TT-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư 118/2020/TT-BTC hướng dẫn nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán, chào mua công khai, mua lại cổ phiếu, đăng ký công ty đại chúng và hủy tư cách công ty đại chúng do Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư 99/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư 98/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư 97/2020/TT-BTC về hướng dẫn hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư 95/2020/TT-BTC hướng dẫn về giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 quy định hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán gồm có:
- Thứ nhất, trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.
- Thứ hai, sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
- Thứ ba, sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
- Thứ tư, thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.
- Thứ năm, sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
- Thứ sáu, cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
- Cuối cùng, tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật Chứng khoán 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng là mẫu nào?
- Mẫu bản luận tội của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự mới nhất? Tải mẫu bản luận tội?
- Nhóm sản phẩm xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam? Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam được xét tặng bao nhiêu năm một lần?
- Tải mẫu đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới nhất? Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
- Kinh phí cho nhiệm vụ giao khu vực biển được bố trí từ đâu? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được quyết định giao khu vực biển?