Lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp từ ngày 15/2/2025 thực hiện như thế nào?
Lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp từ ngày 15/2/2025 thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định về lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp như sau:
(1) Người trưng cầu giám định lựa chọn cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong danh sách đã được công bố theo quy định tại Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT để trưng cầu giám định phù hợp với tính chất, yêu cầu của vụ việc cần giám định.
Trong trường hợp không lựa chọn được cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong danh sách đã được công bố thì người trưng cầu giám định đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu cá nhân, tổ chức ngoài danh sách đã được đăng tải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, phù hợp với đối tượng, nội dung giám định.
(2) Trường hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được quyết định trưng cầu giám định của người trưng cầu giám định, căn cứ quy định tại (1) và quy định tại Điều 20 Luật Giám định tư pháp 2012 thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì xử lý văn bản trưng cầu giám định, tham mưu Lãnh đạo Bộ xem xét tiếp nhận và có văn bản gửi người trưng cầu giám định. Trường hợp từ chối tiếp nhận trưng cầu giám định phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
(3) Trường hợp trưng cầu giám định tại địa phương, căn cứ quy định tại (1) và quy định tại Điều 20 Luật Giám định tư pháp 2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận được quyết định trưng cầu giám định, thực hiện thủ tục cử giám định viên và có văn bản gửi người trưng cầu giám định. Trường hợp từ chối tiếp nhận trưng cầu giám định phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp từ ngày 15/2/2025 thực hiện như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quy trình thực hiện giám định tư pháp như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định về quy trình thực hiện giám định tư pháp như sau:
(1) Trường hợp văn bản trưng cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tại địa phương:
- Văn bản trưng cầu giám định gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Pháp chế xem xét nội dung yêu cầu và có văn bản đề nghị đơn vị có liên quan đến nội dung yêu cầu giám định cử giám định viên tư pháp;
Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có liên quan căn cứ nội dung trưng cầu để lựa chọn người giám định tư pháp có chuyên môn phù hợp và theo tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc có văn bản cử giám định viên tư pháp gửi Vụ Pháp chế, trường hợp không cử giám định viên tư pháp thì phải nêu rõ lý do theo đúng quy định của Luật Giám định tư pháp 2012 và chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất của mình.
Sau khi nhận được văn bản cử giám định viên tư pháp của các đơn vị, Vụ Pháp chế tổng hợp, trình Bộ trưởng cho ý kiến về việc cử giám định viên tư pháp, đồng thời gửi Vụ Tổ chức cán bộ để thực hiện theo chỉ đạo của Bộ trưởng, làm thủ tục ban hành Quyết định cử người giám định tư pháp theo quy định.
Trường hợp đơn vị có văn bản không cử giám định viên, Vụ Pháp chế xem xét, có thể trao đổi lại với đơn vị chuyên môn hoặc tham mưu Bộ có văn bản gửi người trưng cầu để thông báo không cử giám định viên tư pháp và nêu rõ lý do.
- Tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định có trách nhiệm tiếp nhận trưng cầu giám định kèm theo hồ sơ, đối tượng trưng cầu để thực hiện giám định, trừ trường hợp từ chối giám định hoặc trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012.
- Việc giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đối tượng trưng cầu giám định phải được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT và được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp 2012. Chỉ nhận hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng trưng cầu giám định;
- Khi tiếp nhận đối tượng cần giám định, tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có) trong tình trạng niêm phong thì trước khi mở phải kiểm tra niêm phong. Quá trình mở niêm phong phải có mặt người thực hiện giám định, người trưng cầu giám định và người chứng kiến (nếu có).
Các thông tin, diễn biến liên quan đến quá trình mở niêm phong phải được ghi vào biên bản và có chữ ký xác nhận của các bên tham gia, chứng kiến theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT;
- Trường hợp trưng cầu giám định tại địa phương: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản cử người giám định gửi người trưng cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp 2012.
Trường hợp từ chối giám định, Giám định viên, người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc cơ quan, tổ chức được trưng cầu phải có văn bản gửi người trưng cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp 2012 và nêu rõ lý do.
(2) Trường hợp văn bản trưng cầu trực tiếp các Tổng cục, Cục hoặc cơ quan tương đương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đơn vị được trưng cầu giám định căn cứ nội dung trưng cầu giám định để lựa chọn cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành của đơn vị đủ tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện nội dung trưng cầu giám định tư pháp, ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định và gửi người trưng cầu giám định trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu giám định, đồng thời gửi Vụ Pháp chế để theo dõi.
(3) Chuẩn bị giám định:
- Người đứng đầu đơn vị có giám định viên tư pháp thực hiện bố trí nhiệm vụ của người được cử tham gia giám định viên tư pháp (nhiệm vụ tại cơ quan mình) để bảo đảm thực hiện giám định tư pháp theo đúng thời hạn theo quy định;
- Người được cử tham gia giám định viên tư pháp thực hiện nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan;
- Tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định phối hợp với người trưng cầu giám định để nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu (nếu người trưng cầu giám định chưa gửi kèm quyết định trưng cầu giám định). Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu giám định, đối tượng giám định thì tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định có văn bản yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
(4) Thực hiện giám định:
- Tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định xem xét đối tượng giám định và các tài liệu liên quan để thực hiện giám định theo đúng nội dung được trưng cầu;
- Người thực hiện giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định;
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định theo mẫu tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT.
Trong trường hợp khi thực hiện giám định nếu được phân công nội dung giám định không thuộc chức năng, nhiệm vụ thì giám định viên có văn bản gửi người ra quyết định trưng cầu hoặc cơ quan trưng cầu giám định và nêu rõ lý do.
(5) Kết luận giám định:
Căn cứ kết quả giám định tư pháp và quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định đưa ra kết luận giám định. Kết luận giám định thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Giám định tư pháp 2012 và theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT.
(6) Bàn giao kết luận giám định:
Tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định cho người trưng cầu giám định. Biên bản bàn giao kết luận giám định theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT.
(7) Lập hồ sơ giám định tư pháp:
Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải lập hồ sơ giám định tư pháp theo đúng quy định tại Điều 33 Luật Giám định tư pháp 2012. Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư bao gồm các tài liệu sau:
- Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung, Quyết định trưng cầu lại (nếu có) và thông tin, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có);
- Văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
- Biên bản giao, nhận hồ sơ, tài liệu, đồ vật (nếu có);
- Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
- Quyết định thành lập Hội đồng giám định đối với trường hợp giám định lại lần thứ hai (nếu có);
- Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung, kết luận giám định lại (nếu có);
- Tài liệu khác liên quan (nếu có).
(8) Lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp:
- Việc bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Giám định tư pháp 2012 và theo quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Việc bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Giám định tư pháp 2012 và quy định, quy chế của đơn vị hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).
(9) Thời hạn giám định tư pháp trong trường hợp trưng cầu giám định
- Thời hạn giám định tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 26aLuật Giám định tư pháp 2012.
- Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư tối đa không quá 03 tháng, trừ trường hợp quy định tại điểm c, d khoản 9 Điều 9 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT.
- Trường hợp vụ việc giám định có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trở lên hoặc có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc phụ thuộc vào kết quả giám định của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn giám định tối đa không quá 04 tháng.
- Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 26a Luật Giám định tư pháp 2012.
Giám định bổ sung, giám định lại và thành lập Hội đồng giám định tư pháp như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định về giám định bổ sung, giám định lại và thành lập Hội đồng giám định tư pháp như sau:
- Việc giám định bổ sung, giám định lại thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Giám định tư pháp 2012.
- Thành lập Hội đồng giám định tư pháp:
+ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định;
+ Việc thành lập Hội đồng giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp 2012.
Vụ Pháp chế có văn bản gửi đơn vị có liên quan đề nghị cử người tham gia hội đồng giám định tư pháp; tổng hợp danh sách và báo cáo Bộ trưởng xem xét đồng thời gửi Vụ Tổ chức cán bộ để tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định thành lập Hội đồng giám định tư pháp theo ý kiến của Bộ trưởng.
Hội đồng giám định tư pháp hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Giám định tư pháp 2012.



.jpg)






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là một trong các nguyên tắc phát triển du lịch đúng không?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm kế toán trưởng công ty? Kế toán trưởng có những trách nhiệm gì?
- 04 Trường hợp được đổi biển số xe theo quy định mới? Thủ tục cấp đổi biển số xe như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
- Mục đích của các hoạt động xúc tiến du lịch là gì? Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công việc gì trong hoạt động xúc tiến du lịch?
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa hết hạn sử dụng có được cấp đổi thẻ mới? Trình tự thủ tục cấp đổi thẻ?