Lộ trình kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy ở Việt Nam dự kiến ra sao? Tải về dự thảo?
Lộ trình kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy ở Việt Nam dự kiến ra sao? Tải về dự thảo?
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường công bố dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
>> TẢI VỀ Dự thảo
Theo đó, lộ trình kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy ở Việt Nam dự kiến như sau:
(1) Thời điểm bắt đầu thực hiện kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành:
- Từ 01 tháng 01 năm 2027 đối với xe mô tô, xe gắn máy lưu hành trên địa bàn 02 thành phố trực thuộc Trung ương, gồm thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Từ 01 tháng 01 năm 2028 đối với xe mô tô, xe gắn máy lưu hành trên địa bàn 04 thành phố trực thuộc Trung ương còn lại, gồm thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và thành phố Huế.
- Từ 01 tháng 01 năm 2030 đối với xe mô tô, xe gắn máy lưu hành trên địa bàn các tỉnh, thành phố còn lại. Tùy theo tình hình thực tế, các tỉnh, thành phố này có thể quy định áp dụng thời hạn sớm hơn.
(2) Xe mô tô sản xuất trước năm 2008, áp dụng Mức 1 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
(3) Xe mô tô sản xuất từ năm 2008 đến năm 2016, áp dụng Mức 2 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
(4) Xe mô tô sản xuất từ năm 2017 đến ngày 30 tháng 6 năm 2026, áp dụng Mức 3 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
(5) Xe mô tô sản xuất sau ngày 01 tháng 7 năm 2026, áp dụng Mức 4 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
(6) Xe gắn máy sản xuất trước năm 2016, áp dụng Mức 1 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
(7) Xe gắn máy sản xuất từ năm 2017 đến ngày 30 tháng 6 năm 2027, áp dụng Mức 2 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
(8) Xe gắn máy sản xuất từ ngày 01 tháng 7 năm 2027, áp dụng Mức 4 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
(9) Xe mô tô, xe gắn máy lưu hành trên địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng quy định về khí thải Mức 2 trở lên, tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2032.
(10) Xe mô tô, xe gắn máy lưu hành vào “vùng phát thải thấp” của thành phố Hà Nội theo quy định của Luật Thủ đô phải đáp ứng quy định về khí thải theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Trên đây là thông tin về "Lộ trình kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy ở Việt Nam dự kiến ra sao? Tải về dự thảo?"
Lộ trình kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy ở Việt Nam dự kiến ra sao? Tải về dự thảo? (Hình từ Internet)
Vi phạm giao thông từ năm 2024 sẽ bị phạt theo mức cũ hay mức mới?
Điều khoản chuyển tiếp được quy định tại Điều 54 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ xảy ra và kết thúc trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử phạt.
2. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.
Theo đó, trường hợp hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ xảy ra và kết thúc trước ngày Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (tức ngày 01/01/2025) sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử phạt.
Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.
Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực tại thời điểm Nghị định 168/2024/NĐ-CP được áp dụng. Do đó, hành vi vi phạm của người tham gia giao thông sẽ được xử lý tùy thuộc vào việc điều khoản liên quan đã bị bãi bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung hay chưa. Cụ thể, nếu điều khoản vi phạm chưa bị bãi bỏ hoặc sửa đổi theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt sẽ áp dụng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngược lại, nếu điều khoản đã được bãi bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung, thì sẽ áp dụng quy định theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cụ thể như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp 2013, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
(3) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(4) Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
(5) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(6) Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
(7) Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DIFF Đà Nẵng là gì? Bắn pháo hoa Đà Nẵng DIFF 2025 tổ chức ở đâu? Ý nghĩa của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng?
- Mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế mới nhất 2025? Tải về mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế ở đâu?
- Môn Ngữ Văn: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn lớp 9? Mục tiêu chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở?
- Thời gian và địa điểm công bố kết quả và trao giải Hội thi Hoa lan tại Festival Hoa Lan TPHCM lần 3?
- 10 mẫu giấy phép và văn bản trong cấp phép hoạt động điện lực? Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng điện?