Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng từ ngày 01 7 2025 được quy định như thế nào?
Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng từ ngày 01 7 2025 quy định như thế nào?
Ngày 15/05/2025 Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng được Chính phủ ban hành, trong đó nêu rõ lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng.
Tại Điều 15 Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định lộ trình chuyển đổi giải thể Phòng công chứng như sau:
Lộ trình hoàn thành thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng
1 Căn cứ mức tự chủ tài chính của Phòng công chứng, lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng tại các địa phương được thực hiện như sau:
a) Đối với các Phòng công chứng tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư: Chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2026;
b) Đối với các Phòng công chứng tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên: Chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2027;
c) Đối với các Phòng công chứng không thuộc 2 trường hợp nêu trên. Chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2028.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định của Luật Công chứng 2024, Nghị định 104/2025/NĐ-CP, pháp luật về tổ chức, sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập và tình hình thực tế tại địa phương để quyết định việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng của địa phương phù hợp với lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng từ ngày 01/7/2025 như sau:
- Đối với các Phòng công chứng tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư: Chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2026;
- Đối với các Phòng công chứng tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên: Chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2027;
- Đối với các Phòng công chứng không thuộc 2 trường hợp nêu trên. Chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2028.
Xem toàn bộ Nghị định 104/2025/NĐ-CP tại đây >>> Tải về
Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng từ ngày 01 7 2025 quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng được quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng như sau:
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Hội công chứng viên tại địa phương xây dựng Đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng (sau đây gọi là Đề án), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Việc xây dựng Đề án phải lấy ý kiến của công chứng viên, viên chức khác, người lao động đang làm việc tại Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội tại Phòng công chứng (nếu có).
- Đề án bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Sự cần thiết chuyển đổi Phòng công chúng;
+ Kết quả tổ chức, hoạt động trong 03 năm gần nhất của Phòng công chứng, bao gồm: Số tiền nộp ngân sách và nộp thuế; số lượng việc công chứng, chứng thực; các kết quả hoạt động khác của Phòng công chứng;
+ Phương thức chuyển đổi Phòng công chứng phải thể hiện rõ quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng được chuyển giao cho chính các công chứng viên của Phòng công chứng (kèm theo danh sách công chứng viên dự kiến nhận chuyển đổi Phòng công chứng) hoặc được đấu giá (nêu rõ giá khởi điểm dự kiến);
+ Dự kiến phương án giải quyết chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức khác, người lao động của Phòng công chứng; phương án xử lý tài sản, xử lý số dư bằng tiền của các quỹ mà Phòng công chứng đã trích lập theo quy định của pháp luật và các vấn đề khác của Phòng công chúng;
+ Số lượng và phân loại hồ sơ công chứng của Phòng công chứng;
+ Dự kiến các khoản chi phí để thực hiện việc chuyển đổi Phòng công chứng;
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án của Sở Tư pháp, các sở, ngành và cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp kèm theo Đề án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt Đề án, gửi Sở Tư pháp, Hội công chứng tại địa phương và Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức nêu trên.
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tại địa phương thực hiện việc chuyển đổi Phòng công chứng theo Đề án đã được phê duyệt.
Trụ sở Phòng công chứng cần đáp ứng những điều kiện gì?
Tại Điều 18 Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định cụ thể điều kiện về trụ sở của Phòng công chứng như sau:
- Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện về trụ sở sau đây:
+ Có địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính;
+ Có diện tích làm việc tối thiểu là 8m cho mỗi công chứng viên, diện tích kho lưu trữ tối thiểu là 50m2; bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và lưu trữ hồ sơ công chứng theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp thuê trụ sở thì thời hạn thuê tối thiểu là 02 năm.
- Công chứng viên đề nghị thành lập Văn phòng công chứng nêu rõ các thông tin về trụ sở của Văn phòng công chứng dự kiến thành lập trong Đề án thành lập Văn phòng công chúng; nộp giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng tại thời điểm đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.
Nghị định 104/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh đúng không theo quy định pháp luật?
- Bản nhận xét đánh giá giáo viên của hiệu trưởng cuối năm học 2024 2025 mới nhất? Cách ghi nhận xét đánh giá hiệu trưởng?
- Kinh nghiệm chọn quà cho bé ngày Quốc tế thiếu nhi? Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em hiện nay được quy định như thế nào?
- Mã phương thức xét tuyển 100 là gì? Phương thức xét tuyển 100 xét tuyển đại học năm 2025 là gì?
- Báo cáo thành tích của hiệu trưởng trường Tiểu học 2025? Tải về mẫu báo cáo thành tích cá nhân của hiệu trưởng?