Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 Dự kiến? Người lao động có thể được nghỉ 7 ngày liên tiếp đúng không?
Người lao động có thể được nghỉ Tết 7 ngày liên tiếp đúng không?
Ngày 22/9/2023, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết cơ quan này đã xây dựng xong dự thảo các phương án nghỉ Tết âm lịch và Quốc khánh 2-9-2024, xin ý kiến các bộ ngành liên quan trước khi trình Thủ tướng quyết định.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm 5 ngày và hưởng nguyên lương dịp Tết Nguyên đán. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế và đề xuất của các bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định cụ thể số ngày nghỉ.
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất hai phương án đều có chung số ngày nghỉ dịp Tết Nguyên đán 2024 đối với công chức, viên chức là 7 ngày (trong đó có 5 ngày nghỉ theo quy định, 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần).
Cụ thể:
- Phương án 1:
Nghỉ 7 ngày từ ngày 29 tháng chạp (tức thứ năm ngày 8-2-2024 dương lịch) đến mùng 5 tháng giêng (tức thứ tư ngày 14-2-2024 dương lịch).
- Phương án 2:
Nghỉ Tết âm lịch từ thứ sáu ngày 9-2-2024 đến ngày 15-2-2024 (mùng 6 tháng giêng).
Do ngày nghỉ dịp Tết Nguyên đán trùng với ngày nghỉ hằng tuần, nên người lao động sẽ được nghỉ bù 2 ngày. Như vậy, dịp Tết Nguyên đán 2024, người lao động có thể được nghỉ 7 ngày liên tiếp.
Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế để quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết.
Đối với người lao động thì sẽ nghỉ Tết theo quyết định của người sử dụng lao động. Thông thường thì người sử dụng lao động sẽ chọn lịch nghỉ Tết theo lịch nghỉ của Nhà nước.
Do đó, nếu như phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 liên tiếp 7 ngày được thông qua thì người lao động có thể sẽ được nghỉ Tết liên tục 7 ngày.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 Dự kiến? Người lao động có thể được nghỉ 7 ngày liên tiếp đúng không? (Hình từ Internet)
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 Dự kiến?
Căn cứ theo 02 phương án đề xuất nêu trên, lịch nghỉ Tết Âm lịch 07 ngày được dự kiến như sau:
- Phương án 1:
Lịch nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 29 tháng chạp đến Mùng 5 Tết.
- Phương án 2:
Lịch nghỉ Tết Âm lịch từ ngày Giao thừa (30AL) đến Mùng 6 Tết.
Đi làm trong thời gian lịch nghỉ tết Âm lịch người lao động được trả bao nhiêu tiền lương?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người lao động đi làm vào ngày nghỉ của lịch nghỉ Tết Âm lịch thì được trả số tiền lương như sau:
- Đi làm vào ban ngày: Hưởng ít nhất là bằng 300% lương của ngày làm việc bình thường.
- Đi làm vào ban đêm: Hưởng ít nhất là bằng 390% lương của ngày làm việc bình thường. (300% (tiền lương làm thêm giờ ngày lễ, tết) + 30% (làm việc vào ban đêm) + 20% x tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày lễ, tết (300%) = 390%)
Lưu ý: Mức lương này chưa kể tiền lương ngày Tết nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm dịp Tết Âm lịch?
Căn cứ Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm dịp Tết Âm lịch được tính theo hướng dẫn như sau:
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Trong đó:
- Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định tương tự như hướng dẫn tại phần trên.
- Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Trong đó:
Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
- Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
- Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?