Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 của Ngân hàng VietinBank? Tổng giám đốc có được làm người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng không?
Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 của Ngân hàng VietinBank?
Căn cứ theo quy định tại Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024, người lao động trên toàn quốc sẽ có lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 kéo dài từ 2 - 5 ngày cụ thể như sau:
(1) Đối với công chức, viên chức: được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ Tư ngày 30/4/2025 đến hết Chủ nhật ngày 04/5/2025.
(2) Đối với người lao động:
- Trường hợp không thực hiện hoán đổi ngày làm việc và thực hiện nghỉ 2 ngày 30/4/2025 và 1/5/2025 theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019.
- Trường hợp thực hiện hoán đổi hoán đổi ngày làm việc được nghỉ 5 ngày liên tiếp từ thứ Tư ngày 30/4/2025 đến hết Chủ nhật ngày 04/5/2025 thời gian làm bù tùy thuộc vào quyết định lựa chọn phương án của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động có thể quyết định lịch làm bù 30 4 và 1 5 với người lao động vào thứ Thứ 7 ngày 26/4/2025 như công chức và viên chức theo khuyến khịch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) thông báo lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025, cụ thể như sau:
- Thời gian nghỉ: 5 ngày (từ thứ Tư, ngày 30/4/2025 đến hết Chủ nhật, ngày 4/5/2025).
- Thời gian làm việc lại: Thứ Hai, ngày 5/5/2025.
- Thời gian làm bù: Thứ Bảy, ngày 26/4/2025.
Trong những ngày nghỉ lễ, Quý khách hàng giao dịch trên các kênh ngân hàng điện tử của VietinBank. Nếu cần hỗ trợ gấp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558 868.
Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 của Ngân hàng VietinBank? Tổng giám đốc có được làm người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng không? (Hình ảnh từ Internet)
Tổng giám đốc có được làm người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng như sau:
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng.
3. Tổ chức tín dụng phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bầu, bổ nhiệm chức danh đảm nhiệm người đại diện theo pháp luật theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ngân hàng Nhà nước thông báo người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cho cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, tổng giám đốc có thể được làm người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng
- Tham gia bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.
- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
- Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
- Công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.
- Công bố công khai thời gian giao dịch chính thức. Trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Quá trình phát hiện, kiểm tra thiết bị đo đếm điện không chính xác, ngừng hoạt động thực hiện như thế nào?
- Chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK là gì? Địa điểm và hình thức thi chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK được quy định ra sao?
- Kinh phí hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương được lấy từ nguồn nào theo Quyết định 528?
- Hoạt động sàn giao dịch bất động sản có phải hỗ trợ các bên lập hợp đồng giao dịch bất động sản không?
- Ly hôn thuận tình, từ ngày hòa giải thì trong khoảng thời gian bao lâu sẽ nhận được Quyết định của Tòa án?