Lịch cấm đường TPHCM từ ngày 3 5 đến hết ngày 8 5 và lộ trình thay thế phục vụ Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 ra sao?
Lịch cấm đường TPHCM từ ngày 3 5 đến hết ngày 8 5 và lộ trình thay thế phục vụ Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 ra sao?
>> Lịch trình Lễ Phật Đản Vesak 2025 TPHCM chính thức
>> Lịch Chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
Lịch cấm đường TPHCM từ ngày 3 5 đến hết ngày 8 5 và lộ trình thay thế phục vụ Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 như sau:
Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh vừa thông báo về tổ chức giao thông trên các tuyến đường xung quanh khu vực Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh) trong thời gian diễn ra Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2025. Nhiều tuyến đường cấm xe tải lưu thông trong 6 ngày.
Cụ thể, cấm xe tải lưu thông trên các tuyến đường:
Tỉnh lộ 10 | Đoạn từ đường Lê Đức Anh đến đường Trần Văn Giàu |
Đường Trần Văn Giàu | Đoạn từ đường Võ Trần Chí đến ranh Thành phố Hồ Chí Minh-Long An |
Đường ĐT 825 | Đoạn từ đường ĐT823B đến ranh Thành phố Hồ Chí Minh-Long An |
Đường Trần Đại Nghĩa | Đoạn từ đường Lê Khả Phiêu đến Mai Bá Hương |
Đường Mai Bá Hương | Đoạn từ đường Thích Thiện Hòa đến Trần Văn Giàu |
* Thời gian cấm xe tải lưu thông từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày trong thời gian từ ngày 3/5 đến hết ngày 8/5.
Lộ trình lưu thông thay thế:
- Tỉnh Long An-đường ĐT825-đường ĐT823B-đường ĐT824-đường Nguyễn Văn Bứa-đường Lê Quang Đạo (Quốc lộ 22)-đường Lê Đức Anh (Quốc lộ 1)-đường Võ Trần Chí (Thành phố Hồ Chí Minh) và ngược lại.
Một số tuyến đường cũng được điều chỉnh tổ chức giao thông từ ngày 3-8/5. Cụ thể:
- Đường Láng Le Bàu Cò (đoạn từ đường Trần Đại Nghĩa đến đường Trần Văn Giàu) tổ chức lưu thông 1 chiều xe ôtô hướng từ đường Trần Văn Giàu đến đường Trần Đại Nghĩa.
- Đường Trần Đại Nghĩa (đoạn từ đường Mai Bá Hương đến đường Láng Le Bàu Cò) tổ chức lưu thông 1 chiều xe ôtô hướng từ đường Láng Le Bàu Cò đến đường Mai Bá Hương.
- Đường Mai Bá Hương (đoạn từ đường Thích Thiện Hòa đến đường Trần Đại Nghĩa) tổ chức lưu thông 1 chiều xe ôtô hướng từ đường đường Trần Đại Nghĩa đến đường Thích Thiện Hòa. Các tuyến đường trên, xe 2-3 bánh vẫn lưu thông 2 chiều xe.
6 hướng lưu thông đến Học viện Phật giáo Việt Nam:
Hướng từ trung tâm thành phố | Lưu thông đến đường Võ Văn Kiệt – rẽ phải đường Lê Khả Phiêu – Vòng xoay An Lạc – quay đầu về đường Lê Khả Phiêu – rẽ phải đường Trần Đại Nghĩa – gửi xe rồi lưu thông bằng xe trung chuyển hoặc đi bộ rẽ phải vào đường Mai Bá Hương – Học viện Phật giáo Việt Nam (Học viện). |
Hướng từ khu vực quận 5, quận 6, quận 10 | Lưu thông đến đường Kinh Dương Vương – Vòng xoay An Lạc – rẽ trái về đường Lê Khả Phiêu – rẽ phải đường Trần Đại Nghĩa – gửi xe rồi đi xe trung chuyển hoặc đi bộ vào đường Mai Bá Hương – Học viện. |
Hướng từ quận 7, quận 8, huyện Nhà Bè, TP Thủ Đức | Lưu thông đến đường Nguyễn Văn Linh - đến nút giao Bình Thuận – lưu thông đường bên dưới cầu vượt – đi thẳng vào đường dẫn Bình Thuận – Chợ Đệm – nút giao thông Chợ Đệm – rẽ phải vào đường Võ Trần Chí. Tới đây có thể rẽ trái đường Thế Lữ (xe 2 bánh) – đường Thích Thiện Hòa hoặc tiếp tục đi thẳng và rẽ trái đường Trần Đại Nghĩa. Sau đó, gửi xe và di chuyển đến Học viện. |
Hướng từ Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai | Lưu thông đến đường Đỗ Mười (Quốc lộ 1) – đường Lê Đức Anh (Quốc lộ 1) – rẽ phải đường Võ Trần Chí – đường Trần Văn Giàu. Tới đây có thể rẽ trái vào đường Láng Le Bàu Cò – Trần Đại Nghĩa hoặc đi thẳng qua cầu Kênh Xáng – quay đầu bên trái – đi đường bên hông cầu – rẽ phải vào đường Vườn Thơm. Sau đó, gửi xe rồi di chuyển vào khu vực Học viện. |
Hướng từ các tỉnh miền Tây – cao tốc TP.HCM - Trung Lương | Đến nút giao Chợ Đệm – rẽ trái vào đường Võ Trần Chí. Từ đây có thể rẽ trái đường Thế Lữ (cho xe 2 bánh) – đường Thích Thiện Hòa – rẽ phải đường Mai Bá Hương hoặc tiếp tục đi thẳng và rẽ trái đường Trần Đại Nghĩa. Sau đó, gửi xe rồi đi xe trung chuyển hoặc đi bộ tới Học viện. |
Hướng từ các tỉnh miền Tây – đường Lê Khả Phiêu | Đến nút giao Bình Thuận – lưu thông đường bên dưới cầu vượt - rẽ trái vào đường dẫn Bình Thuận – Chợ Đệm – nút giao thông Chợ Đệm – rẽ phải vào đường Võ Trần Chí. Tới đây có thể rẽ trái đường Thế Lữ (xe 2 bánh) – đường Thích Thiện Hòa – rẽ phải đường Mai Bá Hương hoặc tiếp tục đi thẳng và rẽ trái đường Trần Đại Nghĩa. Sau đó, gửi xe và di chuyển đến Học viện. |
Trên đây là Lịch cấm đường TPHCM từ ngày 3 5 đến hết ngày 8 5 và lộ trình thay thế phục vụ Đại lễ Phật Đản Vesak 2025.
Lịch cấm đường TPHCM từ ngày 3 5 đến hết ngày 8 5 và lộ trình thay thế phục vụ Đại lễ Phật Đản Vesak 2025? (Hình từ Internet)
Lễ Phật đản 2025 là ngày nào? Đại lễ Vesak Liên hợp Quốc 2025 tổ chức ở đâu?
Theo Thông báo 41/TB-HĐTS năm 2025 về việc Hướng dẫn tổ chức đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tải về có nêu rõ:
Đại lễ Phật đản, hay còn được biết đến là Vesak, là sự kiện trọng đại, thiêng liêng được tổ chức hằng năm của Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới. Đại lễ Vesak kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là: Đức Phật đản sinh, Thành đạo, và nhập Niết bàn. Đại lễ Vesak đã được Liên hợp quốc có nghị quyết xác lập là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới vì hòa bình từ năm 1999. Kể từ đó, Đại lễ Vesak đều được tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc và tại các quốc gia hằng năm.
Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, và Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững” từ ngày 06 – 08/5/2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh.
Thời gian tổ chức:
Đại lễ Phật đản Vesak 2025 được tổ chức từ ngày mùng 1-4 đến 15-4-Ất Tỵ (tức từ 28-4 – 12-5-2025).
Lưu ý không tổ chức Đại lễ trùng với Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc diễn ra từ ngày mùng 9 đến 11-4-Ất Tỵ (tức từ 6 – 8-5-2025) ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM. Trong đó, chính lễ Phật đản 2025 là:
- Ngày mùng 8 tháng 4 năm Ất Tỵ (5-5-2025)
- Ngày rằm tháng 4 năm Ất Tỵ (12-5-2025)
Quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi tham gia giao thông đường bộ cần tuân thủ quy tắc sau:
- Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
- Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
- Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em (quy định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 theo khoản 2 Điều 88 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024).










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Phụ lục kèm theo Nghị định 99? Hệ thống biểu mẫu theo Nghị định 99? Nghị định 99 còn hiệu lực không?
- Cha mẹ nuôi có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với con nuôi? Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi bị xử phạt như thế nào?
- Cấp ủy kết nạp đảng viên trong thời hạn bao lâu? Ai có thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên chính thức?
- Chi cục Thuế Quận 3 đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Thời gian làm việc của Đội thuế Quận 3?
- Bộ Khoa học và Công Nghệ: 15 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực viễn thông sau khi thực hiện sáp nhập Bộ?