Lịch bắn pháo hoa Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 bắn pháo hoa mấy giờ, ở đâu?
Lịch bắn pháo hoa Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 bắn pháo hoa mấy giờ, ở đâu?
Ngày 27/12/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND năm 2024 về tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025 tải về nêu rõ lịch bắn pháo hoa Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 như sau:
9. Nội dung
...
- Phần 2 Chương trình nghệ thuật (có kịch bản riêng)
+ Có tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật bằng phương tiện bay không người lái trong chương trình nghệ thuật.
+ Tổ chức bắn pháo hoa tại 06 điểm trên địa bàn thành phố (quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố tại Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm huyện Thủy Nguyên; Nhà hát thành phố; Hồ An Biên, quận Ngô Quyền; Trung tâm hành chính, quận Dương Kính; Khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên; Sân vận động huyện Tiên Lãng) theo kịch bản chương trình.
+ Bố trí âm thanh, ánh sáng và các màn hình led cỡ lớn (100m2) tại khu vực 06 điểm bắn pháo hoa để tổ chức truyền hình trực tiếp chương trình phục vụ Nhân dân.
Như vậy, lịch bắn pháo hoa Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 như sau:
Thời gian: tối ngày 13/5/2025 (tiếp tục cập nhật giờ cụ thể)
Địa điểm:
+ Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố tại Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm huyện Thủy Nguyên;
+ Nhà hát thành phố;
+ Hồ An Biên, quận Ngô Quyền;
+ Trung tâm hành chính, quận Dương Kính;
+ Khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên;
+ Sân vận động huyện Tiên Lãng
Ngoài ra, bố trí âm thanh, ánh sáng và các màn hình led cỡ lớn (100m2) tại khu vực 06 điểm bắn pháo hoa để tổ chức truyền hình trực tiếp chương trình phục vụ Nhân dân.
Lịch bắn pháo hoa Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 bắn pháo hoa mấy giờ, ở đâu? (Hình từ Internet)
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm như sau:
(1) Quyền người tham gia lễ hội:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
(2) Nghĩa vụ người tham gia lễ hội:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Hành vi nào bị nghiêm cấm liên quan đến quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo gồm có như sau:
- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
- Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
- Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
- Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
- Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo sửa chữa cải tạo nhà ở, công trình mới nhất là mẫu nào? Tải về thông báo sửa chữa cải tạo nhà ở?
- Trình tự thủ tục tặng truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động mới nhất 2025 tại cấp trung ương?
- Xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của ai? HĐND có trách nhiệm gì trong việc xây dựng Công an Nhân dân?
- Nhặt được Drone bị rơi đem đi bán có thể bị khởi tố hình sự không? Nên làm gì khi nhặt được drone bị rơi?
- Bao nhiêu môn trên 8 thì được học sinh giỏi cấp 2? Cách tính điểm trung bình môn học sinh cấp 2?